LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 224

canh phòng, giữ vững an ninh trật tự vùng ven biển của ta. Năm Canh Ngọ (1810), triều
Nguyễn ra lệnh cho cai cơ Phạm Văn Tường, Nguyễn Văn Hạnh tổ chức một đội thủy quân,
gồm 500 người và 20 chiến thuyền, do Nguyễn Văn Hạnh chỉ huy, đến đóng ở đồn Thủy
Nông Giang thuộc Bắc Thành. Tháng 5 năm Giáp Tuất (1814), triều Nguyễn ra lệnh tuyển
binh lính ở Gia Định nhằm tăng cường lực lượng phòng giữ vùng biển phía Nam.

Hoạt động đáng lưu ý của triều Nguyễn giai đoạn này là đã có những chủ trương, biện

pháp tổ chức lực lượng thăm dò, trấn giữ đối với quần đảo Hoàng Sa. Mặc dù tư liệu đề cập
vấn đề này còn ít, nhưng qua ghi chép ở Dư địa chí trong bộ Lịch triều hiến chương loại
chí
của Phan Huy Chú (1821), Hoàng Việt dư địa chí (1833) có nhiều điểm tương đồng như
trong Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn cuối thế kỷ XVIII, đều cho biết những cố gắng của
triều Nguyễn đối với Hoàng Sa. Đại Nam thực lục phần tiền biên, quyển 10 (soạn năm 1821,
khắc in năm 1844), tiếp tục khẳng định việc xác lập chủ quyền của Việt Nam bằng hoạt động
của đội Hoàng Sa và Bắc Hải. Đây là hai đội dân binh khai thác, quản lý các quần đảo Hoàng
Sa, Trường Sa và vùng phụ cận biển Đông thuộc chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.

Đội Hoàng Sa hoạt động từ chúa Nguyễn Phúc Lan, hay Nguyễn Phúc Tần, đến hết

thời các chúa Nguyễn, cả thảy 7 đời chúa (gần một thế kỷ rưỡi)

19

. Khi phong trào Tây sơn

bùng nổ và lan rộng, chúa Nguyễn rút vào Gia Định, đội Hoàng Sa đặt dưới quyền kiểm soát
của Tây Sơn. Năm 1786, dân Cù Lao Ré xin chính quyền Tây Sơn cho đội Hoàng Sa hoạt
động trở lại. Những năm cuối triều Tây Sơn, hoạt động đội Hoàng Sa cũng bị ảnh hưởng, đến
năm 1803, vua Gia Long mới cho đội Hoàng Sa hoạt động trở lại.

Đội Bắc Hải dưới sự quản lý của đội Hoàng Sa, hoạt động trong khu vực phía nam của

biển Đông, tức quần đảo Trường Sa và vùng phụ cận. Phủ biên tạp lục, quyển 2 của Lê Quý
Đôn ghi: "Họ Nguyễn còn thiết lập một đội Bắc Hải. Đội này không định trước bao nhiêu
suất. Hoặc chọn người thôn Tứ Chính (ở gần bờ biển) thuộc phủ Bình Thuận, hoặc chọn
người làng Cảnh Dương lấy những người tình nguyện bổ sung vào đội Bắc Hải. Ai tình
nguyện đi thì cấp giấy sai đi và chỉ thị sai phái đội ấy đi làm công tác. Những người được bổ
sung vào đội Bắc Hải đều được miễn nạp tiền sưu cùng các thứ tiền lặt vặt như tiền đi qua đồn
tuần, qua đò.

Những người trong độ đi thuyền câu nhỏ ra các xứ Bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các

đảo thuộc vùng Hà Tiên để tìm kiếm, lượm nhặt những hạng đồi mồi, hải ba, đồn ngư (cá heo
lớn như con heo), lục quý ngư, hải sâm (con đỉa biển). Như vậy, về tổ chức, đội Bắc Hải
không định trước bao nhiêu suất, số lượng tùy theo tình hình khả năng các thôn Tứ Chính
thuộc phủ Bình Thuận, hay làng Cảnh Dương, tình nguyện và được cấp văn bằng và sai phái
đi hoạt động. Quyền lợi cũng như đội khác được miễn sưu cùng các thứ tiền lặt vặt như tiền đi
qua đồn tuần, qua đò. Không thấy miễn tiền thuế. Cũng dùng thuyền tư nhân, thuyền câu.
Phạm vi hoạt động ở phía Nam, ở quần đảo Trường Sa ngày nay mà cả Côn Lôn, Hà Tiên"

20

.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.