LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 227

lệnh của triều đình, lãnh binh Nguyễn Văn Thành huy động binh thuyền từ Hải Dương đi tuần
tiễu trừ giặc biển ở Quảng Yên, khi đến Đồng Mô không dám đánh. Biết tin, vua Minh Mạng
liền lệnh cách chức Nguyễn Văn Thành... Những việc làm này của triều Nguyễn thể hiện rõ
quan điểm thưởng phạt rất nghiêm minh đối với việc thực hiện mệnh lệnh, bảo vệ chủ quyền
vùng biển của Tổ quốc.

Trước tình hình chủ quyền biển, đảo nước ta nhiều lúc bị bọn phiến loạn nước ngoài

đến gây rối, cướp phá, triều Nguyễn lệnh cho quân các địa phương ven biển tăng cường lực
lượng phòng giữ. Tháng 9 năm Nhâm Dần (1842), vua Thiệu Trị ra lệnh cho thủy binh các
tỉnh ven biển, từ Nam ra Bắc phải tổ chức lực lượng tuần phòng, nếu phát hiện phải tổ chức
đánh đuổi giặc cướp biển. Tháng 7 năm Quý Mão (1843), tại thành Trấn Hải ở cửa Thuận An,
vua Thiệu Trị ra lệnh đặt các loại súng lớn bắn thử, rồi đo khoảng cách đầu đạn rơi. Khi có
thuyền chiến địch tiến vào vùng xạ giới của loại súng nào thì súng đó được lệnh bắn để tiêu
diệt.

Trong những năm đầu thập kỷ 50 của thế kỷ XIX, trước tình hình vùng ven biển nước

ta, nhất là khu vực miền Trung liên tục bị quấy phá, gây xung đột quân sự, đe dọa xâm lược
của tư bản phương Tây, nhất là thực dân Pháp, triều Nguyễn đề ra một số chủ trương, biện
pháp tăng cường khả năng phòng thủ, bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo của Tổ quốc. Cuối
năm Tân Hợi (1851), vua Tự Đức lệnh cho các tỉnh ven biển, nếu hải phận của tỉnh nào có
giặc biển xuất hiện mà không bắt được thì người đứng đầu trấn thủ đồn biển sở tại bị giáng ba
cấp lưu nhiệm. Nếu xuất hiện chỗ hai đồn tiếp giáp thì trách nhiệm thuộc về Kinh phái đi tuần
thám cùng viên tỉnh sở tại bị giáng cấp.

Như vậy, trong nửa đầu thế kỷ XIX, các vua triều Nguyễn đã có những cố gắng lớn

trong việc củng cố, phát triển tiềm lực quân sự; đồng thời thực hiện bố trí lực lượng bảo vệ
chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia trên bộ và chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Các vua
thời Nguyễn đã kế thừa và phát huy được một số nhân tố nhất định về tư tưởng quân sự của
các triều đại trước, tạo nên sức mạnh tổng hợp để bảo vệ sự toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ biên
giới trên bộ và biển, đảo của Tổ quốc.

2. Những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo xây dựng quân đội

- Xây dựng quân đội với đủ có thành phần lực lượng và vũ khí trang bị.

Cũng như các triều đại trước đó, ngay sau khi nắm quyền thống trị đất nước, triều

Nguyễn đã tập trung vào việc xây dựng quân đội mạnh, đủ sức đảm bảo cho việc bảo vệ vững
chắc độc lập, chủ quyền quốc gia thống nhất. Triều Nguyễn đã kế thừa tư tưởng quân sự của
dân tộc trong xây dựng quân đội với đủ các thành phần lực lượng gồm: bộ binh, thủy binh,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.