LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 229

huy), ngũ (5 người, ngũ trưởng chỉ huy). Vệ binh chia thành ba loại: Thân binh, Cấm binh và
Tinh binh (còn gọi là Giản binh).

Thân binh là lực lượng chuyên bảo đảm hậu cần nhà vua và bảo vệ cấm thành, gồm

doanh Vũ Lâm (10 vệ), các vệ Cẩm Y (20 đội), Tuyển Phong (10 đội), Loan Giá (15 đội),
Kim Ngô (10 đội).

Cấm binh là quân cơ động có nhiệm vụ bảo vệ Kinh thành, gồm 6 doanh Thần Cơ,

Tuyển Phong, Long Vũ, Hổ Uy, Hùng Nhuệ, Kỳ Vũ (mỗi doanh 5 vệ gồm 50 đội) và lính Kỳ
vũ (4 vệ lính mộ), Kinh trượng (2 vệ), Thượng tứ viện (2 vệ khinh kỵ, phi kỵ), vệ Long tuyển
(10 đội), viện Võ bị (50 lính mộ), viện Thượng trà (80 lính mộ), đội Tư bác (50 lính mộ), đội
Tài thụ (50 lính gác), các đội giáo dưỡng vệ Võng thành (10 đội), đội Thượng thiện (50 lính
mộ) và đội Phụng thiện (30 lính mộ). Tinh binh (giản binh) có nhiệm vụ bảo vệ Kinh đô và
các tỉnh, gồm ngũ bảo của 5 quân (mỗi bảo 2 vệ), thủy sư kinh kỳ (3 doanh, mỗi doanh 5 vệ),
vệ giám thành (5 đội), vệ thủ hộ, 8 đội dực hùng, ty lý thiện (2 ty mỗi ty 2 đội), 2 thự thanh
bình, hòa thanh (mỗi thủ 3 đội) và các lính thuộc binh của phủ đệ, vệ thự. Vệ binh thường
được triều Nguyễn tuyển người ở Đàng Trong (cũ).

Cơ binh là lực lượng đóng giữ ở các tỉnh, trấn (các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hà

Tĩnh... còn có các vệ thuộc ngạch cấm binh, lệ thuộc vào doanh ở Kinh đô, nhưng do quan
tỉnh trực tiếp chỉ huy), tổ chức thành doanh (gồm một số liên cơ, do đề đốc, hay lãnh binh chỉ
huy). Các quan võ đứng đầu tỉnh chịu trách nhiệm về việc quân, dưới sự chỉ đạo chung của
tổng đốc, hay tuần phủ. Thời vua Gia Long, cơ binh có quân số khá đông (khoảng 150.000
người), đến các vua Thiệu Trị, Minh Mạng và Tự Đức, quân số giảm dần.

Tổng số quân đội thời Nguyễn thay đổi theo từng triều vua. Thời Gia Long có 113.000

bộ binh và 26.000 thủy binh. Thời Minh Mạng có khoảng 250.000 quân. Đến thời Tự Đức,
"quân chính quy ở Kinh đô có chừng một vạn, các tỉnh lớn có số quân từ 4.000 đến 5.000
người, còn các tỉnh nhỏ có khoảng 1.000 người, hoặc vài trăm"

21

.

Căn cứ vào tình hình của đất nước, quân đội Nguyễn được xây dựng đủ các thành

phần lực lượng, trong đó phân ra theo chức năng, nhiệm vụ gồm: bộ binh, thủy binh, tượng
binh, pháo binh, kỵ binh, trong đó bộ binh, thủy binh, tượng binh và pháo binh (đại bác thần
công) được xây dựng như những binh chủng chiến đấu.

Bộ binh có quân số đông nhất, được biên chế thành các doanh (dinh), vệ, hoặc cơ, đội,

thập, ngũ. Mỗi cơ gồm 10 đội, mỗi đội có 5 thập, mỗi thập có 2 ngũ, mỗi ngũ có 5 người.

Đứng đầu cơ là chánh phó cơ và đứng đầu đội là suất đội. Ở các cơ, đội, việc tuyển

chọn quản xuất phải theo tiêu chuẩn: sức vóc khỏe mạnh, võ nghệ giỏi, nhanh nhẹn và làm
được nhiều việc. Các cơ hợp thành doanh (đạo binh), do chánh lãnh binh (ở tỉnh nhỏ), hoặc đề
đốc (tỉnh lớn) chỉ huy. Tùy theo quy mô, vị trí quan trọng của từng thành, đồn, bảo ở mỗi địa
phương, lực lượng bộ binh được phân chia ra trấn giữ phù hợp.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.