từ Quảng Nam đến Bình Định và từ Quảng Trị đến Ninh Bình, vũ khí chủ yếu vẫn là súng
máy đá, súng máy tay và giáo. Mỗi đội trong các vệ, ban trực quân Thần Sách thuộc kinh binh
được cấp súng tay và giáo dài, 20 cây cờ đuôi nheo. Mỗi vệ, cơ được cấp một cờ vuông to ghi
tên hiệu vệ, cơ ấy.
Thời các vua Minh Mạng, Tự Đức cũng chú ý đến việc sản xuất súng đạn. Tháng 5
năm Quý Mùi (1823), vua Minh Mạng ra lệnh cho Ty Vũ khố tập trung sản xuất các loại súng
tay có thuốc nổ mạnh theo kiểu súng của phương Tây. Tiếp đó, tháng 8 năm Tân Mão (1831),
ra lệnh cho pháo thủ Nguyễn Cửu Nghị chế tạo được các loại hỏa cầu gồm hỏa cầu nghìn hạt
châu, hỏa cầu sấm sét, hỏa cầu đạn lửa. Tháng 7 năm Canh Dần (1830), vua Minh Mạng ra
lệnh đúc thêm súng gang hồng y 400 cỗ (hạng lớn là 200 cỗ, hạng trung 200 cỗ), trong đó ở
Kinh đô đúc 200 cỗ và Bắc Thành đúc 200 cỗ. Đồng thời, tổ chức cấp súng điểu thương cho
dinh vệ các quân. Hai vệ Cẩm Y được cấp 400 súng; dinh Vũ lâm 2.000 súng; ba dinh Tiền
phong, Long vũ, Hổ oai: 1.600 súng; quân Thần sách Nghệ An: 2.800 súng, quân Thần sách
Thanh Hóa: 1.300 súng và năm quân ở Bắc Thành (Bắc Bộ): 2.000 súng.
Tháng 3 năm Ất Mùi (1835), vua Minh Mạng ra lệnh cho Ty Vũ khố đúc súng lớn
bằng đồng và đặt tên là phá địch thượng tướng quân và phá địch đại tướng quân, mỗi loại hai
cỗ, nặng khoảng một tấn. Tiếp đó, triều Nguyễn ra lệnh chế tạo "Thang bay” (Phi Thê) dùng
để đánh thành, làm bằng gỗ dài 2-3 trượng (8-9 mét), chia làm nhiều bậc như thang gỗ
thường, đầu 2 thanh có bánh xe. Khi trèo lên thì đặt bánh xe sát vào thành, rồi đẩy dần tiến lên
phía trên thành. Tháng giêng năm Bính Thìn (tháng l-1856), triều Nguyễn chế tạo thành công
phục địa lôi và đốc hỏa chiến. Tháng 2 cùng năm Bính Thìn (1856), vua Tự Đức ra lệnh tổ
chức kiểm tra thử súng đại bác, đạn chấn địa lôi, đốc hỏa chiến. Các thứ vũ khí đó đều bảo
đảm đúng mẫu sản xuất.
Dưới thời Nguyễn, thủy binh là một binh chủng được trang bị vũ khí mạnh so với một
số triều đại trước. Thủy binh được trang bị nhiều loại tàu thuyền để có thể đảm nhiệm việc
phòng thủ các miền duyên hải. Thời vua Gia Long, thủy binh có 26.800 người, 200 chiến hạm
được trang bị từ 16 đến 20 khẩu đại bác (một số chiến thuyền kiểu phương Tây được trang bị
tới 36 khẩu đại bác); 500 chiến thuyền, mỗi chiếc có từ 40 đến 44 mái chèo được trang bị
nhiều súng bắn đá; 100 chiến thuyền lớn, mỗi chiếc từ 50 đến 70 mái chèo, có đại bác và cự
thạch pháo.
Triều Nguyễn quy định việc đóng thuyền chiến, song cũng có loại giao cho các tỉnh
đảm nhiệm với số lượng theo quy định của nhà nước. Tháng 9 năm Đinh Mùi (1847), vua Tự
Đức quy định "Phàm những thuyền bọc đồng kể bắt đầu từ năm mới đóng thì 5 năm một lần
tu bổ, thuyền không bọc đồng thì 3 năm một lần tu bổ”
22
. Với trang bị vũ khí như vậy, triều
Nguyễn có lực lượng thủy binh đảm nhiệm tuần tra phòng thủ, bảo vệ chủ quyền vùng biển,
hải đảo của Tổ quốc. Song trước những tàu chiến to lớn, được trang bị vũ khí hiện đại của các
nước tư bản phương Tây, chủ yếu là Pháp thì những thuyền chiến triều Nguyễn vẫn không thể