LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 246

và hai ngoại ủy đội trưởng. Bốn đội tứ, ngũ, lục, thất mới tuyển và 3 đội nhất, nhị, tam có
trước thành 7 đội, gọi là vệ Phòng Hải, do một phó vệ úy quản lãnh.

Như vậy, triều Nguyễn đã quan tâm xây dựng thành lũy, pháo đài, đồn bảo, bố trí lực

lượng phòng thủ, nâng cao trình độ, khả năng chiến đấu của các lực lượng vũ trang (gồm lực
lượng, vũ khí trang bị, cơ sở vật chất bảo đảm...), chủ yếu ở Kinh đô và một số địa bàn ở các
tỉnh trọng yếu. Đây là một trong những nhân tố cơ bản tạo tiềm lực về sức mạnh quân sự để
triều Nguyễn giữ gìn, ổn định tình hình quốc gia thống nhất; đồng thời có thể phát huy trong
sự nghiệp chống ngoại xâm. Tuy nhiên, do tư tưởng chỉ đạo về xây dựng, bố trí lực lượng
phòng thủ chưa hợp lý, trang bị vũ khí còn lạc hậu, trình độ tác chiến thấp. Mặt khác, các
thành lũy, pháo đài, đồn bảo được xây dựng chủ yếu mang tính chất phòng thủ địa phương,
chưa tạo được thế phòng thủ liên hoàn trong thế trận chung cả nước, vì thế, triều Nguyễn
không thể phát huy được hiệu quả vai trò của thành lũy, pháo đài, đồn bảo để có thể đương
đầu thắng lợi trước đội quân xâm lược nhà nghề.

4. Thân thiện đối với các nước láng giềng, "đóng cửa" với các nước tư bản phương Tây - tư tưởng bang giao quân sự

xuyên suốt thời Nguyễn

- Quan hệ với nhà Thanh và các nước Miên, Ai Lao, Xiêm.

Trong nửa đầu thế kỷ XIX, triều Nguyễn đảm nhiệm quản lý chủ quyền toàn vẹn lãnh

thổ của Tổ quốc Việt Nam thống nhất, từ cao nguyên Đồng Văn (Hà Giang), đến vùng đất
mũi Cà Mau, được xem là một trong những vương triều mạnh ở khu vực. Về chính sách bang
ngoại đối với các nước, nhìn chung triều Nguyễn có điểm hạn chế so với các vương triều
trong lịch sử dân tộc. Trong quan hệ với các nước, nhất là những nước láng giềng, triều
Nguyễn thực hiện chính sách bang giao tùy vào sự mạnh yếu của từng quốc gia mà có những
đối sách khác nhau, chủ yếu là vì quyền lợi của dòng họ Nguyễn.

Bang giao quân sự là một bộ phận quan trọng trong đối ngoại của triều Nguyễn thuộc

lĩnh vực quân sự, quốc phòng, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Đối với nhà Thanh, cũng như một số triều đại trong lịch sử dân tộc, triều Nguyễn vẫn

giữ thái độ hòa hiếu ở mức độ nhất định. Triều Nguyễn luôn coi chế độ chuyên chế của nhà
Thanh là mẫu mực từ pháp luật, tổ chức chính quyền, thi cử, lễ giáo, kể cả một số điểm về
quân sự cho đến cả cung điện, nhà cửa... Với quan điểm như vậy, các vua triều Nguyễn luôn ý
thức thực hiện mối quan hệ bang giao chủ yếu mang tính chất thần phục nhà Thanh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.