LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 248

viếng lẫn nhau, thể hiện mối quan hệ bang giao thân thiện giữa hai triều đình, cũng như sự tôn
trọng và hiểu biết lẫn nhau giữa Gia Long và Rama I, góp phần củng cố quan hệ láng giềng,
thân thiện giữa hai nước. Đây là cơ sở quan trọng để giải quyết các vấn đề liên quan đối với
Ai Lao và Miên bằng con đường hòa bình; đồng thời cũng ảnh hưởng, chi phối trực tiếp đến
tình hình chính trị, xã hội của Ai Lao và Miên, vốn còn lệ thuộc Xiêm trong những năm đầu
thế kỷ XIX.

Đối với Ai Lao (Lào), khi Gia Long lên ngôi, vua Inthavông cho sứ sang dâng quốc

thư chúc mừng. Năm Ất Sửu (1805), Châu Anụ sai sứ mang lễ vật đến triều cống vua Gia
Long, mong muốn thiết lập quan hệ với triều Nguyễn. Sau đó, cứ 3 năm một lần, sứ bộ của
Vạn Tượng

31

lại sang cống triều Nguyễn. Từ năm 1802 đến năm 1827, quan hệ bang giao giữa

Việt Nam và Vạn Tượng diễn ra thân thiện.

Với Miên (Campuchia), năm Đinh Mão (1807), vua Ang Chan sai sứ giả sang dâng

tặng lễ vật, xin phong vương, được vua Gia Long chấp thuận. Từ đó, cũng như Vạn Tượng,
cứ 3 năm một lần, vua Xiêm lại cho phái bộ sang triều cống nhà Nguyễn.

Việc Vạn Tượng và Miên là nước lệ thuộc Xiêm, nhưng lại xin thần phục và triều cống

triều Nguyễn là điều ngoài ý muốn của Xiêm, nhưng Xiêm vẫn không thể ngăn được xu thế
thân thiện giữa Việt Nam với hai nước láng giềng này. Điều này thể hiện uy tín và ảnh hưởng
của Việt Nam đã tăng lên đối với Vạn Tượng và Miên; đồng thời thể hiện tương quan lực
lượng giữa hai nước Việt Nam và Xiêm cũng dần thay đổi trong quan hệ với Vạn Tượng và
Miên.

Bên cạnh việc giữ mối quan hệ thân thiện như trên, có những thời điểm, triều Nguyễn

lại thực hiện chính sách lấn át đối với các nước Miên, Ai Lao. Nhân lúc hai nước Miên và Ai
Lao suy yếu, triều Nguyễn dùng lực lượng quân sự để mở rộng ảnh hưởng, đồng thời cũng để
gây uy thế với nhân dân trong nước. Quá trình can thiệp của triều Nguyễn vào hai nước Miên,
Ai Lao được thực hiện từ thời vua Gia Long đến thời vua Thiệu Trị, làm hao tổn nhiều sức
của của nhân dân ta. Quá trình mở rộng ảnh hưởng quân sự đến hai nước này, triều Nguyễn đã
vấp phải sự phản đối của phong kiến Xiêm.

Từ những năm cuối thế kỷ XVIII, vua Miên đã thần phục chúa Nguyễn. Khi phong

trào Tây Sơn làm chủ vùng đất Đàng Trong, chúa Nguyễn thua chạy, vua Miên chịu sự chi
phối của triều đình Xiêm. Năm 1807, Nặc Ông Chân là vua Cao Miên bỏ Xiêm, quay sang
thần phục nhà Nguyễn, chịu lễ cống 3 năm một lần. Lúc này, trong nội bộ triều đình Miên bất
hòa, các em của Nặc Ông Chân cầu cứu vua Xiêm, đòi anh phải chia phần đất về mình. Trước
tình hình đó, vua Nặc Ông Chân nhờ triều Nguyễn giúp đỡ. Theo yêu cầu của vua Miên,
triềuNguyễn đưa quân đội sang, dẫn đến cuộc xung đột giữa quân đội hai nước Việt - Miên
trên đất Cao Miên. Do so sánh lực lượng yếu thế, cuối cùng quân Xiêm phải rút lui. Tiếp đó,
triều Nguyễn cho quân đóng trên đất Miên dưới danh nghĩa ‘bảo hộ" vua Miên.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.