LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 247

Ngay sau khi đánh đổ triều Tây Sơn và lập ra triều Nguyễn, vua Gia Long đã sai Lê

Quang Định làm chánh sứ sang nhà Thanh cầu phong và xin đổi tên nước

28

. Từ đó, theo lệ cứ

vài năm, vua triều Nguyễn lại cử người mang vàng, bạc, lụa, sừng tê giác, ngà voi, cùng nhiều
hương liệu quý sang cống nhà Thanh. Về cơ bản, quan hệ giữa triều Nguyễn và triều Thanh
cũng như quan hệ nhân dân hai nước trong nửa đầu thế kỷ XIX tương đối thân thiện, hai bên
đều cử sứ giả sang thăm viếng lẫn nhau khi có việc. Các vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức
khi lên ngôi đều nhận sự tấn phong của triều đình nhà Thanh. Lúc đầu, lễ tấn phong được tổ
chức ở Hà Nội, sau chuyển vào tổ chức ngay tại Kinh đô Huế.

Đối với vùng biên giới giữa hai nước không có gì đặc biệt. Ranh giới giữa hai nước

được hai bên ghi nhận, có địa bàn đã được dựng bia để phân rõ giới phận mỗi bên. Tháng 4
năm Quý Mão (1843), mốc bia phân định ranh giới lãnh thổ hai nước bờ nam sông Đỗ Chú
(Tụ Long), bị người nước Thanh phá đổ. Vua Thiệu Trị lệnh cho quan tỉnh Tuyên Quang
không được làm bia mới, mà phải chắp nối lại các mảnh vỡ của tấm bia cũ (bia này làm bằng
đá do nước Thanh dựng) để dựng lại. Bởi theo Minh Mạng, “bia ấy nguyên là hội đồng với
nước Thanh dựng lên”, nếu đúc khắc tấm khác dựng vào sẽ “không khỏi khơi lòng ngờ vực
cho nhà Thanh”

29

. Triều Nguyễn đã có cách giải quyết mốc chủ quyền biên giới như vậy là hết

sức tế nhị, nhằm tránh việc diễn ra phức tạp tù phía nhà Thanh, không nên để họ có cớ sinh
chuyện với ta. Đối với việc qua lại vùng biên giới của nhân dân hai nước, triều Nguyễn chú ý
quản lý và điều hành các hoạt động, nhằm vừa tăng cường sự quản lý của nhà nước, vừa bảo
đảm quan hệ thông thương giữa hai nước.

Trong quan hệ với triều Thanh, một nước lớn kề sát đường biên giới phía Bắc, đối

sách của triều Nguyễn là "nhu”. Vì thế, khi Nguyễn Văn Thành, Tổng trấn Bắc Thành đề nghị
triều đình đấu tranh đòi lại miền đất 6 châu An Tây thuộc Hưng Hóa bị nhà Thanh bao chiếm
từ thời Lê - Trịnh, triều Nguyễn không đả động gì đến. Mặc dù vậy, trong nửa đầu thế kỷ XIX,
khi ở một số địa bàn vùng biên giới phía Bắc bị các thế lực từ bên kia biên giới sang phá hoại,
lấn chiếm trái phép, triều Nguyễn đã ra lệnh cho các địa phương đưa lực lượng, kể cả quân
triều đình đến chiến đấu, kịp thời ngăn chặn, đẩy lùi về bên kia biên giới, giữ vững sự ổn định
an ninh, trật tự địa phương, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ vùng biên giới phía Bắc.

Đối với các nước Đông Nam Á láng giềng, triều Nguyễn cũng thực hiện chính sách

ngoại giao thân thiện. Khi các vua triều Nguyễn lên ngôi, các nước Ai Lao (Lào), Miên
(Campuchia), Xiêm (Thái Lan) đều sai sứ đến chúc mừng và thiết lập bang giao với triều
Nguyễn.

Về quan hệ giữa triều Nguyễn với Xiêm: khi Gia Long lên ngôi, các phái bộ ngoại

giao giữa hai nước Việt Nam- Xiêm thường xuyên thăm viếng, tặng quà giao hiếu thể hiện
một quan hệ thân thiện, tôn trọng lẫn nhau giữa hai nước "ngang bằng thế lực" ở khu vực,
nhằm giải quyết những vấn đề song phương, cũng như đa phương. Sách Đại Nam thực lục ghi
rằng: Dưới thời Gia Long (1802-1819), Xiêm cử 12 phái bộ sang triều Nguyễn, và triều đình
nhà Nguyễn cũng đã cử 5 phái bộ sang Xiêm

30

. Việc tăng cường các phái bộ ngoại giao thăm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.