LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 41

viên văn võ có tài cán, làm việc giỏi. Năm sau, vua lại truyền lệnh các quan ôn luyện để chuẩn
bị cho kỳ thi Minh Kinh. Trong đó quan văn thi Kinh sử, quan võ thi võ kinh, pháp lệnh và kỳ
thư.

Từ đời vua Lê Thái Tông, việc thi cử và khảo xét quan lại chặt chẽ hơn. Lê Thái Tông

cho rằng: Muốn có nhân tài, trước hết phải chọn người có học, phép chọn người có học thì thi
cử là đầu. Nhà vua định phép sát hạch: Các quan văn võ đều phải do Tổng quản nơi mình trực
thuộc đứng ma sát hạch. Các tướng hiệu và võ quan ở đạo do Tổng quản bản đạo khảo xét.
Kết quả chia làm 3 bậc, bậc nhất thưởng tước 1 tư và 5 tiền, bậc hai thưởng tước 1 tư.

Từ năm Đinh Tỵ (1437), việc khảo xét võ quan được tách riêng đi sâu vào chuyên

môn võ nghệ. Mỗi quan phải thi ba môn: bắn cung, phóng lao, sử dụng áo giáp và lá chắn.
Người trúng cách (trúng cả 3 môn) thì cấp toàn bổng, nếu không trúng thì lượng bổng giảm
dần. Quy định này trở thành quân lệnh.

Dưới thời Lê Thánh Tông, hệ thống võ quan qua thời gian được đào thải, chọn lọc,

chất lượng ngày càng cao. Các đợt khảo sát được tiến hành dưới hình thức Đô thí. Nhà nước
quy định cứ 3 năm mở một kỳ thi bắt buộc cho các võ quan tướng lĩnh. Mỗi người bắn 5 mũi
tên, phóng 5 phát lao và đấu khiên một đường. Kết quả chia thành 5 cấp, lấy đó làm tiêu
chuẩn để thăng, giáng.

Năm Bính Ngọ (1486), nhà vua ban sắc chỉ bổ nhiệm quan chỉ huy các ty. Theo sắc

này, bộ Lại cùng các quan ở vệ được quyền lập hội đồng, xét chọn những ai trúng trường, thân
thể cường tráng, được bổ nhiệm túc trực làm việc ở các ty, vệ. Năm Mậu Thân (1488), định rõ
phép khảo xét công trạng các quan: 3 năm thi sơ khảo, 6 năm tái khảo, 9 năm thông khảo; nếu
ai có tài năng đặc sắc khác thường sẽ có lệnh chỉ nhà vua đặc cách cân nhắc, không tính niên
hạn. Đồng thời ra sắc chỉ cho các trưởng quan các nha môn ở Ngữ Phủ và các Vệ kén chọn
tướng hiệu thuộc quyền mình cai quản, người nào có quân công, am tường lão luyện võ nghệ
và tài năng kiến thức, thanh liêm, mẫn cán thì để giữ chức cũ; còn kẻ bỉ ổi, tham nhũng, làm
việc một cách cầu may thì tâu lên để bãi chức.

Chế độ tuyển chọn nói trên đã cung cấp cho chính quyền Lê Sơ một đội ngũ võ quan

ngày một đông đảo. Việc bổ dụng, cất nhắc, thăng giáng đều có quy chế rõ ràng. Nhận xét về
thành quả của quy chế tuyển chọn quan văn võ triều Lê Sơ, Phan Huy Chú viết: "Bấy giờ, các
quan đều làm việc giỏi, gọi là đời thịnh trị"

43

.

- Thường xuyên rèn luyện quân sĩ, thực hiện chế độ kỷ luật nghiêm minh.

Mặc dù tồn tại trong điều kiện tương đối hoà bình nhưng triều đình Lê Sơ không hề lơ

là trong việc rèn luyện quân sĩ. Trong những năm chiến đấu chống Minh, trước thế giặc mạnh,
Lê Lợi luôn mong có được đội quân tinh nhuệ để đánh thắng kẻ thù. Ông nhiều lần ra chỉ dụ
cho các tướng lĩnh phải dạy cho binh sĩ phép ngồi, đứng, đánh,..., chỉ bảo các thế kỳ, chính
phân, hợp, cho họ biết hiệu chiêng, hiệu trống, hiệu cờ. Sau khi lên ngôi, mặc dù chiến tranh
đã qua, đất nước độc lập nhưng công cuộc ổn định quốc gia và bảo toàn lãnh thổ trước các thế

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.