Việc tuyển dụng võ quan, tướng lĩnh ở thời Lê Sơ cũng rất được coi trọng. Trong lịch
sử, vai trò của các tướng lĩnh được đánh giá rất cao, Binh pháp Tôn Tử đã viết: Tướng soái là
người phò tá cho quốc vương. Phò tá giỏi thì quốc gia cường thịnh, phò tá kém cỏi thì quốc
gia suy nhược.
Các vua triều Lê Sơ luôn có quan điểm đề cao vai trò của người làm tướng. Khi đang
còn chiến tranh, trong thư gửi cho Vương Thông (tướng nhà Minh), Lê Lợi và Nguyễn Trãi
viết: “Tôi nghe, thiên hạ được yên hay phải nguy, sinh dân bị hoạ hay hưởng phúc, thực do ở
việc binh, mà binh quyền giữ lấy hay bỏ, cho hay cướp lấy, quan hệ ở người làm tướng. Cho
nên có câu nói rằng: Tướng là người giữ vận mệnh của quân”
35
.
Khi đất nước hết chiến tranh, vua Lê Thái Tổ vẫn rất coi trọng người cầm quân. Tháng
10 năm Kỷ Dậu (1429), trong buổi cùng các quan đại thần, tổng quản, hành khiển bàn công
việc của đất nước, ông nói: "Người xưa có câu: Vua không chọn tướng thì khác gì dâng nước
mình cho giặc. Trẫm luôn suy nghĩ điều đó, ngày đêm không quên"
36
.
Vua Lê Thánh Tông - người rất quan tâm đến sự nghiệp quốc phòng của đất nước luôn
cho rằng quyền giữ việc quân là quyền lớn của nước và giữ việc quân quốc là một trách nhiệm
rất quan trọng.
Do nhận thức được vai trò quan trọng của đội ngũ tướng lĩnh trong xây dựng quân đội
cũng như công cuộc phát triển, bảo vệ đất nước nên nhà nước Lê Sơ có yêu cầu cao đối với
việc tuyển lựa, đào tạo võ tướng. Đó phải là những người có cả đức và tài. Lê Thái Tổ yêu cầu
người làm tướng phải hội đủ các phẩm chất: trung thành, nhân nghĩa, tài trí và dũng cảm. Đạo
làm tướng phải lấy nhân nghĩa làm gốc, trí dũng làm đầu. Tiêu chuẩn của người làm quan, làm
tướng theo quan điểm của Lê Thánh Tông là phải làm hết chức phận với triều đình.
Để có được đội ngũ tướng lĩnh hội đủ những yêu cầu như mong muốn, vương triều Lê
Sơ có nhiều phương thức tuyển chọn.
Ngay sau khi lên ngôi, Lê Lợi ban chiếu cầu hiền, cho tìm kiếm những người có tài
văn, võ có thể trị dân, coi quân để trao chức vụ. Trong chiếu gửi tướng thần có công, ông
viết: "Sáng nghiệp là khó; giữ cơ nghiệp sẵn có không phải dễ cho nên phải tìm người hiền tài
để bảo người sau”
37
. Lê Thái Tông cũng hạ lệnh cho các quan văn võ phải vì nước mà tiến cử
hiền tài. Đến đời vua Lê Thánh Tông, khi nhà nước ở vào thời kỳ hưng thịnh, vấn đề bổ dụng
nhân tài để coi quân trị dân càng được coi trọng. Năm Đinh Mùi (1487), khi định cách bảo
tuyển chức quan Tổng binh, Lê Thánh Tông yêu cầu: "Chức quan Tổng binh nhận ký thác
trong một địa phương, không nên uỷ nhiệm người không tốt. Các quan khoa đài nên tuyển ở
vệ quan các nha môn, người nào đảm lược, hình thức, tư cách, tài cán, liêm khiết và siêng
năng thì bổ chức ấy. Ai dám tư tình bảo cử bậy người bị ổi, hèn kém, tham ô, lười nhác thì bị
trị tội"
38
.
Đối tượng tuyển chọn võ tướng ở thời Lê Sơ không chỉ là con em thuộc tầng lớp quý
tộc mà được mở rộng trong thiên hạ không câu nệ vào đường xuất thân để tìm được người tài.