LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 38

Ngoài các nguồn cung cấp binh lính kể trên, triều đình Lê Sơ còn tuyển binh từ một

nguồn nhân lực khác nữa đó là từ những tội nhân. Tuy nhiên, số lính này chỉ được biên chế
trong những đơn vị không quan trọng của quân đội, có thể là lính lao dịch hay sản xuất, có khi
là những đơn vị đóng ở những vùng đất mới khai phá ở phía Nam. Năm Giáp Ngọ (1474), vua
Lê Thánh Tông ra sắc chỉ rằng: Đối với các tù bị tội lưu, người lưu châu gần thì sung quân ở
vệ Thăng Hoa, lưu châu ngoài thì sung quân ở vệ Tư Nghĩa, lưu châu xa thì sung quân ở vệ
Hoài Nhân. Kẻ được tha tội chết thì được lưu ở vệ Hoài Nhân. Cũng năm đó, nhà vua lại ra
sắc chỉ: Lại viên các nha môn tự tiện về nhà thì đồ khao đinh, sung quân. Đến năm Quý Mão
(1483), có sắc chỉ: Sinh đồ từng thi Hương mà không trúng kỳ thi nào thì phải sung quân.

Trong các chương Vệ cấm, Vi chế, Quân chính, Hộ hôn, Điền sản, Đạo tặc của Quốc

triều hình vật có nhiều điều quy định những ai phạm tội nhẹ thì xử đồ lâm "tượng phường
binh” hay "chủng điền binh" - tức lính nuôi voi hay binh lính sản xuất. Đó là những hình phạt
đặc biệt hay những hình thức tuyển lính độc đáo của thời Lê Sơ.

Việc miễn trừ tuyển lính cũng được phân định một cách rõ ràng. Triều đình quy định

đối tượng miễn tuyển gồm: con trai các quan văn võ từ lục phẩm trở lên có chức cai quản; các
giám sinh Quốc Tử Giám. Các đối tượng khác và dân thường nếu có 3 con trai chỉ được miễn
một người.

Triều đình cũng quy định những luật lệ nghiêm cấm hoặc trừng phạt nặng tội ẩn giấu,

bán thả quân nhân và tội bỏ trốn quân ngũ. Điều thứ 8 trong 10 điều quân luật buổi đầu thời
Lê Sơ quy định: Tướng hiệu nào bán thả quân nhân thì bị tội chém. Năm Mậu Thân (1428),
vua Lê Thái Tổ hạ lệnh cho các quan phủ, huyện, lộ đi điều tra và tịch thu sung công ruộng
đất của lính trốn. Năm Đinh Hợi (1467), vua Lê Thánh Tông ra chỉ dụ cho các quan trấn thủ
và phó tổng binh các vệ ở Yên Bang, Lạng Sơn, Tuyên Quang rằng: Các ngươi coi giữ chức
vụ chống giữ biên cương, nên phòng bị những sự không ngờ để ngăn chặn giặc ngoài, cần
phải báo các tướng hiệu răn dạy quân sĩ không được quen thói cũ trốn về bỏ phế chức vụ.
Điều 23 trong chương Quân chính của Luật Hồng Đức ghi rằng: Những quân lính tại ngũ
bỏ trốn thì xử tội đồ làm Tượng phường binh; tái phạm thì xử tội lưu; người chứa lính trốn thì
xử tội đồ làm khao đinh; quan xã dung túng mà không bắt thì tội nhẹ hơn người lính trốn một
bậc; quan lộ, quan huyện không biết thì phải biếm hay cách chức. Nếu người lính ra thú tội thì
được giảm tội và phải nộp số tiền khoá dịch sung công. Người chứa lính trốn phải chịu nửa số
tiền sung công ấy.

Triều đình còn quy định cấm trong một xã, đàn ông, đàn bà cùng họ không được đặt

cùng tên, bắt những người phiêu tán phải định cư, ghi tên vào sổ hộ. Lê Thánh Tông còn yêu
cầu các quan lại đều phải "đem hết lòng thành, nén lòng tham" mà chăm lo việc xét tuyển,
đồng thời phải làm một cách kỹ càng.

Do có những quy định nghiêm ngặt như vậy nên nhà nước thời Lê Sơ đã có một đội

quân thường trực hùng mạnh, bảo vệ được đất nước hoà bình, ổn định trong một thời kỳ lâu
dài.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.