LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 36

năm Canh Dần (1470) như sau:

+ Các con của quan văn võ nhất phẩm, nhị phẩm và con trưởng của quan tam phẩm,

các cháu của công, hầu, bá, nếu không biết chữ thì sung làm Tuấn sĩ của vệ Cẩm Y, nếu biết
đọc sách thi đỗ thì sung nho sinh Tứ Lâm cục; nếu có tài làm quan mà thi đỗ thì bổ làm nha
môn ở trong ngoài. Cửu phẩm thì được hai con như bát phẩm, còn các con khác cũng như dân
thường. Cháu của quan thất phẩm trở xuống thì tuyển duyệt sung quân, như lệ của dân.

+ Nhà có cha con, anh em ruột từ ba đinh trở lên cùng ở trong sổ của xã thì miễn cho

một đinh không phải tuyển duyệt sung quân, nếu ở xã huyện khác thì không được miễn.

+ Những người làm thuê, làm mướn có biết chữ mà đã có ty Thừa tuyên bản xứ chuẩn

cho thì được miễn không phải sung quân.

Theo điều lệ này thì đối tượng tuyển lính thời Lê Sơ chủ yếu là nông dân, địa chủ

trong các địa phương, những thợ thủ công và thương nhân, con cái quân nhân và quan lại
không biết chữ.

Những người được miễn tuyển là con cháu các quan lại đương chức hàm từ lục phẩm

trở lên, hoặc bản thân người đó là quan viên, chức dịch, học sinh Quốc Tử Giám, một số quan
nô và tư nô do vua ban hoặc con các nhà độc đinh (nhà chỉ có một con trai). Nhưng cũng có
những trường hợp đặc biệt. Sách Đại Việt sử ký toàn thư có ghi dưới thời Lê Sơ có việc miễn
tuyển lính cho bản thân và con cái của những người giàu có nhiều thóc nộp cho nhà nước. Đó
là vào tháng 8 năm Canh Thìn (1460), sau khi phế truất Lê Nghi Dân, Lê Tư Thành (tức Lê
Thánh Tông) lên ngôi lúc 18 tuổi, do cần có một số lớn lương thực, triều đình cho phép người
giàu tình nguyện dâng nộp thóc để có quan tước và được miễn tuyển lính. Người nộp 70 hộc
được thưởng 1 tư và miễn tuyển; nộp từ 100 đến 200 hộc thì được làm quan tòng bát phẩm
đến chánh nhất phẩm nhàn tản, con cái họ cũng được miễn tuyển lính.

Thời Lê Thánh Tông, các quy chế, luật định về tuyển lính được bổ sung hoàn chỉnh

hơn trước. Do nhu cầu phát triển của quốc phòng và chất lượng quân đội, những quy định về
tuyển chọn và miễn trừ chặt chẽ hơn, nhất là đối với diện nho sinh giỏi. Nhà vua muốn thu hút
được nhiều nhân tài và những người đỗ đạt trong các địa phương, cho nên trong các loại nhân
đinh được phân hạng thì các quan viên và các học nhiêu chưa phải là đối tượng tuyển quân.
Không kể hạng lão nhiêu và những người tàn tật, trong số những đinh tráng từ 18 tuổi đã được
ghi trong sổ hộ, nhà nước căn cứ vào đó để xét tuyển. Việc xét tuyển được sắp xếp theo thứ
tự: Trước hết tuyển những người cường tráng vào quân thường trực, rồi đến dân tráng sung
vào hạng Quân nhưng ở nhà làm ruộng, khi nào cần nhà nước chiếu theo sổ gọi bổ sung vào.
Khi điều kiện kinh tế và xã hội cho phép, nhà nước còn mở rộng diện miễn tuyển cho cả nông
dân - tầng lớp đông đảo có nhiều đóng góp trong sự nghiệp giữ nước; đó là trường hợp trong
một gia đình có từ 3 nhân đinh trở lên hoặc các nho sinh nghèo phải đi làm thuê, làm mướn
được các đô ty Thừa tuyên công nhận.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.