LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 40

Trong chiếu cầu hiền tài, Lê Thái Tổ chỉ rõ: "Bất kể ai, là người hiền, hoặc ở triều đình, hoặc
ở nơi thôn dã, là người tài bị khuất trong hàng ngũ quan nhỏ, là người hào kiệt náu mình nơi
đồng nội, lẫn ở hàng binh lính đều được trọng dụng và trao chức quyền xứng đáng”

39

. Tất

nhiên dù có xuất thân từ tầng lớp nào, dù là nho sĩ, quan lại hay bình dân, một khi đã gia nhập
đội ngũ tướng lĩnh của triều đình, họ đều được phong chức tước, ban cấp bổng lộc và trở
thành quan lại phong kiến, phục vụ cho lợi ích của vương triều thống trị. Chính vì thế, vấn đề
chọn dùng võ quan, tướng lĩnh luôn bị chi phối bởi ý thức về quyền lợi của dòng họ thống trị.

Về phương thức tuyển chọn, ngoài hình thức nhiệm cử, tức triều đình bổ nhiệm những

nhân tài thuộc hàng ngũ quý tộc tôn thất, những người có công, nhà Lê Sơ còn sử dụng các
hình thức: tiến cử, bảo cử, khảo xét và thi cử. Tiến cử, bảo cử là hình thức giới thiệu những
người có tài, có đức để triều đình xem xét và bổ dụng, hình thức này được thi hành chủ yếu
dưới thời Lê Thái Tổ. Trong buổi dựng xây chính quyền, đội ngũ quan lại rất cần những người
có năng lực nên Lê Thái Tổ chủ trương “vời đón hiền giả, thu dụng nhân tài". Ông nhiều lần
hạ lệnh cho các quan văn võ tiến cử người hiền tài. Tháng 10 năm Kỷ Dậu (1429), chiếu của
vua chỉ võ: "Ta nghĩ việc thịnh trị tất do dụng được người hiền; muốn có người hiền phải có
người tiến cử;
cho nên người làm vua thiên hạ tất phải lấy việc ấy làm công việc trước
nhất"

40

.

Đến đời Lê Thánh Tông, phương thức tiến cử đã chuyển thành bảo cử. Bảo cử cũng là

tiến cử nhưng thông qua bộ Lại. Những người có tài được đề cử lên bộ Lại, bộ Lại xem xét và
tâu xin vua bổ dụng. Năm Hồng Đức thứ năm (Giáp Thìn - 1484), vua Lê Thánh Tông lệnh
cho các nha môn trong ngoài nếu có chức nào khuyết thì có thể tìm người tài cán, học thức
thanh liêm, làm việc giỏi, đề nghị bổ vào chức đó. Lê Thánh Tông cho rằng: Trong triều đình
nếu quân tử được tiến dụng là gốc rễ tiến lên đời thịnh trị; nếu tiểu nhân được tiến dụng là
đường ngõ bước vào đời loạn lạc. Nhiều lần nhà vua ra sắc chỉ xác nhận lệ bảo cử để áp dụng
cho các quan văn, võ ở các huyện, thừa ty và quan tổng binh với quy định rất nghiêm khắc là:
"Ai dám thiên tư cử người hèn kém, tham lười sẽ bị trị tội”

41

.

Sử gia Phan Huy Chú nhận xét: "Lệ bảo cử mới đó từ đời Hồng Đức. Bấy giờ việc ấy

làm thận trọng, trừng phạt lại rất nghiêm, cho nên không ai dám bảo cử thiên tư, các chức
đều xứng đáng, rốt cuộc thu được hiện quả là chọn được nhiều người hiền tài cho nước"

42

.

Tiến cử, bảo cử nhằm cung cấp thêm nhân tài vào bộ máy chính quyền, giúp cho một

số người vì lý do nào đó không ứng thí được, có cơ hội đóng góp tài năng của mình cho xã
hội.

Trong giai đoạn đầu phần lớn các võ quan là những người trưởng thành trong kháng

chiến, có nhiều đóng góp cho công cuộc giải phóng đất nước. Sau khi ổn định tình hình, để
đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời bình và nhiệm vụ xây dựng phát triển đất nước, vua Lê
Thái Tổ tiến hành khảo xét quan lại, thải bớt những người thiếu năng lực, bổ sung nhiều
tướng trẻ. Năm Mậu Thân (1428), đợt đầu khảo xét chia thành 4 bậc, bậc nhất là những quan

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.