hệ hai nước được thiết lập theo truyền thống. Bằng những sách lược khôn khéo, mềm dẻo trên
cơ sở giữ vững nguyên tắc bảo toàn biên cương lãnh thổ, triều đình Lê Sơ đã làm tiêu tan ý đồ
xâm chiếm Đại Việt của đế chế Minh trong suốt thời gian trị vì. Đây là thắng lợi quan trọng,
tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng đất nước sau nhiều năm chiến tranh.
Nhìn lại lịch sử dân tộc, chúng ta đều biết phong kiến Trung Hoa đã từng thiết lập ách
cai trị trên đất nước ta hàng ngàn năm. Sau khi Ngô Quyền đánh bại quân xâm lược Nam Hán
(kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai), năm 938, lập ra nhà Ngô, mở đầu kỷ nguyên
độc lập tự chủ lâu dài cho đất nước, cho tới thời Lê Sơ, chúng ta vẫn liên tục phải chống trả
các cuộc xâm chiếm của phong kiến "Bắc triều”. Có những triều đại phải nhiều lần đối chọi
với các thế lực ngoại xâm như thời nhà Trần đã phải 3 lần chống quân Nguyên. Thế nhưng
trong suốt trăm năm trị vì của nhà Lê Sơ, phong kiến phương Bắc không một lần xâm chiếm.
Lý giải điều này có nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân quan trọng là dư âm của
võ công đánh thắng các đạo quân tiếp viện hùng mạnh và ách đô hộ của nhà Minh cùng cách
ứng xử nhân nghĩa đối với kẻ bại trận của quân dân ta khiến chúng vẫn phải kiêng nể. Khi các
cuộc xung đột biên giới xảy ra, nhà Lê đã giải quyết mềm dẻo và kiên quyết cùng hệ thống
phòng thủ vững chắc nên đã tránh được mầm hoạ của các cuộc chiến tranh. Sự vững mạnh về
mọi mặt của đất nước cũng khiến kẻ thù không dễ gây hấn. Qua một số cuộc xung đột ở biên
giới và cách giải quyết của triều Lê Sơ ở trên đã giúp cho chúng ta hiểu thêm được tư tưởng
đối ngoại của triều đình được thực hiện theo một nguyên tắc không thay đổi là không để mất
một tấc đất, một ngọn núi, con sông của ông cha để lại nhưng vẫn giữ được quan hệ hữu nghị,
tôn trọng và không chịu bị nước lớn uy hiếp. Ngay cả khi phải dùng lực lượng quân sự chống
trả, phòng vệ cũng vì mục đích “cốt giữ gìn đất đai, không gây hiềm khích".
Cùng với đề cao cảnh giác và chủ động xử lý mềm mỏng nhưng cũng rất kiên quyết
trong việc giành, giữ từng thước đất, ngọn núi, con sông của ông cha để lại đã trở thành quan
điểm tư tưởng chỉ đạo thường xuyên và thống nhất trong suốt triều đại Lê Sơ. Đất nước trong
một thế kỷ tồn tại của vương triều Lê Sơ đã không xảy ra chiến tranh lớn, lãnh thổ quốc gia
được giữ vững. Điều đó góp phần quan trọng để Đại Việt phát triển vững chắc và ổn định
trong thế kỷ XV.
Yêu cầu đặt ra đối với vương triều Lê Sơ trong thế kỷ XV là giữ vững chủ quyền dân
tộc, bảo toàn lãnh thổ quốc gia. Nhằm đáp ứng yêu cầu đó, triều đình đã có nhiều chủ trương,
chính sách trên lĩnh vực quân sự nhằm tạo ra một lực lượng quân sự và tiềm lực quốc phòng
vững mạnh nhằm duy trì trật tự an ninh quốc gia, phá tan các hành động xâm phạm lãnh thổ,
ngăn ngừa chiến tranh, duy trì một nền hoà bình trong suốt một thế kỷ.
Từ thực tiễn lịch sử đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài, xây dựng đất nước đầy gian
lao và anh dũng của dân tộc ta dưới thời Lê Sơ có thể khẳng định rằng: cũng như các triều đại
phong kiến Việt Nam trước và sau đó, tư tưởng quân sự triều Lê Sơ là "sản phẩm" nằm trong
hệ tư tưởng quân sự của dân tộc trong đó có những nội dung được kế thừa của các triều đại
phong kiến trước đó một cách có chọn lọc, phát triển lên một đỉnh cao mới; có những nội