Cách mạng Tháng Mười Nga, phong trào giải phóng dân tộc dưới sự lãnh
đạo của giai cấp vô sản, khi điều kiện thuận lợi có thể thiết lập chính quyền
cách mạng nhân dân. Luận cương cũng khẳng định Quốc tế Cộng sản là Bộ
Tham mưu và nước Nga Xôviết là ngọn cờ đầu, là thành trì và căn cứ của
cách mạng thế giới. Dưới sự lãnh đạo của V.I.Lênin, Đại hội Quốc tế Cộng
sản lần thứ II còn thông qua 21 điều kiện gia nhập Quốc tế Cộng sản, trong
đó điều thứ 8 ghi rõ: "Mỗi đảng cam đoan tiến hành một công tác cổ động
có hệ thống trong quân đội nước mình nhằm chống mọi ách áp bức dân
chúng thuộc địa; và mỗi đảng phải ủng hộ, không những bằng lời nói mà cả
bằng hành động, phong trào giải phóng của các thuộc địa"
71
.
Những quan điểm chủ yếu do V.I.Lênin trình bày trong Luận cương
và những điều kiện để các Đảng gia nhập Quốc tế Cộng sản, nhất là điều
thứ 8, thu hút sự quan tâm đặc biệt của Nguyễn Ái Quốc, làm cho Người
rất cảm động, phấn khởi, nâng cao về chất những hiểu biết và tình cảm
cách mạng.
Tiếp nhận tư tưởng của V.I.Lênin, Người viết thư bằng tiếng Pháp
gửi Quốc tế Cộng sản, nói về ảnh hưởng to lớn của Luận cương đối với sự
hình thành thế giới quan của mình và về quyết tâm đi theo Quốc tế III. Tiếp
đó, Người lao vào cuộc chiến đấu, hăng hái bàn cãi, tiến công mạnh mẽ
những kẻ chống lại V.I.Lênin và Quốc tế III. Tháng 12-1920, tại Đại hội lần
thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp ở Tua, cùng với phái đa số do Mácxen
Casanh lãnh đạo, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế III, trở thành
người cộng sản đầu tiên của cách mạng Việt Nam, đồng thời là một trong
những người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Từ đó, Nguyễn Ái
Quốc hướng cách mạng Việt Nam vào quỹ đạo cách mạng vô sản.
Sau khi trở thành người cộng sản, Nguyễn Ái Quốc công bố hai
luận văn nổi tiếng nhan đề "Đông Dương và Phong trào cộng sản quốc tế -
Đông Dương" trên Tạp chí Cộng sản (La Revue Commuiste) - cơ quan lý
luận chính trị của Đảng Cộng sản Pháp số tháng 4 và tháng 5-1921.
Nguyễn Ái Quốc đã nêu vấn đề quan trọng: "Chế độ cộng sản có áp dụng