LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 3 - Trang 139

được châu Á nói chung và Đông Dương nói riêng không?"

72

. Để trả lời câu

hỏi đó, Nguyễn Ái Quốc một mặt phân tích tình hình chính trị và phong
trào đấu tranh yêu nước hiện thời của các nước điển hình châu Á như Nhật
Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên, các nước ở Đông Dương; mặt khác,
Người phân tích sâu cơ sở kinh tế xã hội và truyền thống lịch sử văn hóa
phương Đông để khẳng định cho nhận định của Người "chủ nghĩa cộng sản
thâm nhập vào châu Á dễ dàng hơn"

73

. Người chỉ ra rằng, gần 5.000 năm ở

phương Đông đã có "chế độ tỉnh điền" mà đặc trưng của chế độ đó là "chia
đất đai trồng trọt theo hai đường dọc và hai đường ngang. Như vậy sẽ có
chín phần bằng nhau. Người cày ruộng được lĩnh mỗi người một phần
trong 8 miếng, miếng ở giữa tất cả đều cùng làm và sản phẩm được sử dụng
vào việc công ích"

74

. Ngoài ra, ở phương Đông là nơi "khởi xướng thuyết

đại đồng"

75

từ trước Công nguyên, là nơi đề cao tư tưởng "dân vi quý, xã

tắc thứ chi, quân vi khinh"

76

. Còn ở việt Nam, Nguyễn Ái Quốc mô tả về

chế độ ruộng đất: "Về của cải tư hữu, luật pháp An Nam cấm mua bán toàn
bộ đất đai. Hơn nữa, một phần tư ruộng đất trồng trọt bắt buộc phải để làm
của chung. Cứ ba năm người ta chia lại ruộng đất đó. Mỗi người dân trong
xã thôn được nhận một phần"

77

. Với một truyền thống lịch sử văn hóa như

vậy, nó thật sự có sức mạnh cố kết cộng đồng, đặc biệt trong những thời
điểm đất nước có ngoại xâm, là điều kiện thuận lợi để chủ nghĩa cộng sản
dễ dàng thâm nhập vào châu Á. Hơn nữa, ở Đông Dương, nơi bị thực dân
Pháp xâm lược, thống trị dã man, thì "sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã
chuẩn bị đất rồi: Chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt
giống của công cuộc giải phóng nữa thôi"

78

.

Nguyễn Ái Quốc khẳng định: Nói rằng hai mươi triệu nhân dân

Đông Dương bị bóc lột, hiện đã chín muồi cho một cuộc cách mạng là sai.
Nhưng nói rằng, người Đông Dương không muốn làm cách mạng và bằng
lòng với chế độ hiện thời như các "ông chủ" thường nghĩ thì lại càng sai
hơn nữa. Mặc dù bị đầu độc cả về tinh thần lẫn thể xác, bị bịt mồm và giam
hãm, người Đông Dương vẫn sống, sống mãi mãi. Sự đầu độc có hệ thống
của bọn tư bản thực dân không thể làm tê liệt sức sống, càng không thể làm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.