Tuyên ngôn khẳng định: "Vận dụng công thức của Các Mác
81
, chúng tôi xin
nói với anh em rằng, công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện
được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em”
82
. Tiếp đó, tại Đại hội đại biểu
toàn quốc Đảng Cộng sản Pháp lần thứ nhất (12-1921) và lần thứ hai (10-
1922), Nguyễn Ái Quốc được cử vào Đoàn Chủ tịch cả hai đại hội và
Người đã nêu kiến nghị Đảng cần nghiên cứu xây dựng chính sách đối với
các nước thuộc địa, đồng thời thành lập Ban Nghiên cứu thuộc địa. Những
kiến nghị đó đã được cả hai đại hội Đảng nhất trí. Cuối năm 1922, Ban
Nghiên cứu thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp được thành lập, có năm tiểu
ban, Nguyễn Ái Quốc được cử làm Trưởng Tiểu ban Nghiên cứu về Đông
Dương.
Trong khi Nguyễn Ái Quốc hiểu sâu sắc và hoạt động tích cực
nhằm thực hiện tư tưởng của V.I.Lêninvề vấn đề dân tộc và thuộc địa thì
trong phong trào cộng sản quốc tế xuất hiện khuynh hướng sai lầm đối với
cách mạng thuộc địa. Khuynh hướng này có mầm mống nảy sinh do các
Đảng Cộng sản ở châu Âu ra đời từ cánh tả của các Đảng Xã hội dân chủ
nên vẫn còn vương vấn tàn dư tư tưởng của Quốc tế II trong nhiều vấn đề,
trong đó có vấn đề dân tộc thuộc địa. Thêm vào đó, một số nhân vật trọng
yếu trong cơ quan lãnh đạo Quốc tế Cộng sản, do căn cứ vào thực tiễn
phong trào cách mạng thế giới lúc đó, đã đưa ra nhận định về triển vọng
cách mạng quá lạc quan, cho rằng sau khi Cách mạng Tháng Mười Nga
thành công và Quốc tế Cộng sản được thành lập, chỉ một thời gian rất ngắn
nữa, cách mạng vô sản sẽ thành công ở châu Âu, và đến lúc đó các nước
thuộc địa sẽ được giải phóng. Từ đó, nhiều Đảng Cộng sản lớn ở châu Âu
không thực hiện điều thứ 8 trong 21 điều kiện gia nhập Quốc tế Cộng sản,
trên thực tế không thực hiện tư tưởng của V.I.Lênin về vấn đề dân tộc và
thuộc địa. Điều đó làm cho Nguyễn Ái Quốc rất bận tâm. Do đó, khi đã rời
nước Pháp sang nước Nga, Người viết thư trình bày với Trung ương Đảng
Cộng sản Pháp những suy nghĩ của mình về vấn đề thuộc địa. Trong thư,
Người nhắc lại ý nghĩa quan trọng của Nghị quyết Đại hội lần thứ II của
Quốc tế Cộng sản về vấn đề thuộc địa và nhận xét: "Khốn nỗi cho đến nay,