phóng quân. Về biên chế, Giải phóng quân tổ chức thống nhất, mỗi
tiểu đội 12 người, theo “tam tam chế” đến trung đội, đại đội. Trang bị,
vũ khí được tăng cường.
Ngày 4-6-1945, theo chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, Tổng bộ
Việt Minh triệu tập Hội nghị cán bộ sáu tỉnh Việt Bắc. Hội nghị đề cập
giải quyết nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề xây dựng lực lượng vũ
trang. Nghị quyết Hội nghị nêu rõ: a) Chỉnh đốn Việt Nam Giải phóng
quân. Nguyên tắc là chọn lọc kỹ càng. Về biên chế, mỗi tiểu đội 12
người, theo “tam tam chế” lên đến trung đội, đại đội và chi đội. Trong
ba tháng, các đội viên phải được huấn luyện chương trình quân sự và
chính trị sơ cấp cho xong. Đặt chính trị viên trong quân đội. Đội viên
phải thừa nhận “Mười lời thề”, thi hành “Quân kỷ”. Tổ chức ra những
Đội Tuyên truyền Việt Nam giải phóng quân; b) Chỉnh đốn tự vệ. Mỗi
xã phải tổ chức ít nhất một tiểu đội tự vệ 12 người, trong ba tháng phải
huấn luyện cho xong và mỗi xã phải tổ chức ít nhất một tiểu đội du
kích từ 5 người trở lên; c) Thống nhất chỉ huy. Các đội trưởng, phó đội
trưởng và chính trị viên tiểu đội, trung đội, đại đội, v.v., lập thành ban
chỉ huy của đội; d) Kế hoạch quân sự. Lúc ban đầu chính trị trọng hơn
quân sự, cứ theo nguyên tắc ấy mà định kế hoạch; đ) Quân sự tình
báo. Quản lý: củ soát lại các kho và tổ chức việc quản lý. Tổ chức ban
tình báo chuyên môn; e) Tìm nhiều đường và võ trang bảo vệ
34
.
Trong lúc cả nước đang sục sôi không khí cách mạng thì Chiến
tranh thế giới thứ hai bước vào những ngày kết thúc. Ngày 13-8-1945, Hội
nghị toàn quốc của Đảng khai mạc tại Tân Trào dưới sự chủ trì của lãnh tụ
Hồ Chí Minh. Coi trọng xây dựng lực lượng vũ trang ngay cả trong quá
trình diễn ra Tổng khởi nghĩa, Hội nghị quyết định: “Chỉnh đốn và phát
triển bộ đội”
35
; “Tổ chức thêm những bộ đội mới. Chỉnh đốn bộ đội tự vệ
chiến đấu và tiểu tổ du kích để thành lập quân giải phóng ở ngoài khu giải
phóng”
36
. Hội nghị cho rằng, trong quá trình đó, phải thống nhất biên chế,
thống nhất khẩu lệnh, lập thêm trường quân chính. Nhìn chung, trong thời
kỳ 1939-1945, tư tưởng quân sự của Đảng phản ánh những vấn đề có tính