LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 3 - Trang 271

quy luật xây dựng lực lượng vũ trang ở Việt Nam trong thời đại mới. Nét
nổi bật trong tư tưởng đó của Đảng là “người trước súng sau”, coi trọng
nhân tố con người, nhân tố quyết định thành bại của cách mạng. Việc xây
dựng lực lượng vũ trang phải trên cơ sở phong trào cách mạng sâu rộng của
quần chúng, với quy mô thích hợp, cơ cấu lực lượng gồm các thứ quân (chủ
lực, địa phương), lấy lực lượng chủ lực làm nòng cốt, do Đảng lãnh đạo
trực tiếp, toàn diện; sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang do nhiều
nhân tố tạo thành, trong đó yếu tố chính trị được đặt lên hàng đầu; coi trọng
công tác đào tạo, bồi dưỡng năng lực lãnh đạo, chỉ huy của đội ngũ cán bộ.

2. Phải sắm sửa vũ khí và xây dựng căn cứ địa vững chắc

Trong khi coi trọng xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ

trang, đặc biệt là xây dựng con người, xem đó là một trong những nhân tố
quyết định thắng lợi trong đấu tranh cách mạng, Đảng ta, đứng đầu là lãnh
tụ Hồ Chí Minh, không coi nhẹ vấn đề trang bị vũ khí. Người khẳng định:
“khởi nghĩa thì phải có vũ khí. Đó là một trong những vấn đề rất quan trọng
của cách mạng”

37

. Trong Chỉ thị về sửa soạn khởi nghĩa (5-1944), Tổng bộ

Việt Minh nhấn mạnh thêm: “Một dân tộc bị áp bức cũng như một giai cấp
bị bóc lột, muốn tự giải phóng phải cầm võ khí trong tay mà chiến đấu.
Không thể tay vo mà đánh đuổi được giặc. Dân ta muốn đánh đuổi Nhật,
Pháp cũng không thể không sắm sửa và tập dùng võ khí”

38

. Xuất phát từ

quan điểm đó, Đảng và Người rất quan tâm đến vấn đề trang bị vũ khí và
đã chỉ ra các hướng giải quyết rất đúng đắn và cụ thể:

Thứ nhất, phải “tự tạo ra vũ khí trang bị cho lực lượng vũ trang của

mình”

39

. Ngay từ đầu năm 1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã giao nhiệm vụ

cho một số cán bộ chuyên môn mở xưởng sửa chữa và sản xuất vũ khí ở

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.