mà còn phải đánh đổ ách áp bức dân tộc. Bởi vậy, theo Người, cách
mạng thuộc địa có những nét đặc thù; trước hết, nó thực hiện nhiệm vụ
giải phóng dân tộc. Có giải phóng dân tộc mới giải phóng được giai
cấp và “cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ
nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới”
53
. Thế nhưng, từ sau Cách
mạng Tháng Mười Nga năm 1917 cho đến nhiều năm sau đó, khởi
nghĩa vũ trang giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc
dưới sự lãnh đạo của chính đảng của giai cấp vô sản chưa thành công
ở bất cứ một quốc gia nào trên thế giới. Ở châu Á, ba năm sau Cách
mạng Tháng Mười Nga, Đảng Cộng sản Inđônêxia thành lập (1920),
tiếp đó Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời (1921). Năm 1926, dưới sự
lãnh đạo của chính đảng vô sản, cuộc khởi nghĩa ở Inđônêxia nổ ra.
Năm 1927, khởi nghĩa Quảng Châu ở Trung Quốc bùng nổ. Cả hai
cuộc khởi nghĩa đó đều không thắng lợi. Thực tế đó đặt ra những vấn
đề cần giải đáp, trước hết là về mặt lý luận.
Thực hiện sứ mệnh lịch sử đó, cùng với việc nghiên cứu các tác
phẩm lý luận của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin, Nguyễn Ái Quốc
còn quan tâm nghiên cứu các cuộc đấu tranh đang diễn ra sôi nổi ở các
nước thuộc địa, nhất là các thuộc địa của thực dân Pháp và Anh. Từ thực
tiễn của cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên (1917), các cuộc đấu tranh yêu nước
của đồng bào Nam Bộ (Việt Nam) đến các cuộc khởi nghĩa của nhân dân
Đahômây, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ... Nguyễn Ái Quốc đã viết một
loạt bài báo phân tích nguyên nhân nổ ra và sự thất bại của các cuộc khởi
nghĩa đó. Qua khảo sát thực tiễn, Người rút ra hai kết luận quan trọng. Thứ
nhất, theo quy luật, có áp bức có đấu tranh. Nhưng cuộc đấu tranh của nhân
dân các nước thuộc địa khác với các cuộc đấu tranh giai cấp ở các nước
chính quốc. Họ bị kẻ thù đàn áp khốc liệt. Người viết: “Dân bản xứ, không
nhịn nhục được nữa, vùng lên. Thế là cuộc đàn áp đẫm máu được tiến hành.
Người ta dùng những biện pháp cương quyết. Người ta đưa quân đội, súng
liên thanh, súng cối và tàu chiến đến; người ta hạ lệnh giới nghiêm. Người
ta bắt bớ và bỏ tù hàng loạt”
54
. Bởi vậy, muốn tổ chức bạo động, phải có kế