III- CÁC QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ KHỞI NGHĨA TOÀN DÂN, KHỞI NGHĨA TỪNG
PHẦN TIẾN LÊN TỔNG KHỞI NGHĨA
Quan điểm của Đảng về khởi nghĩa toàn dân, khởi nghĩa từng
phần tiến lên tổng khởi nghĩa là hai quan điểm cốt lõi trong tư tưởng
khởi nghĩa vũ trang của lãnh tụ Hồ Chí Minh và Đảng ta. Nội dung
khởi nghĩa toàn dân bắt nguồn từ luận đề “Cách mạng là sự nghiệp của
quần chúng” mà C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhiều lần nhấn mạnh. Nội
dung khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa là sự sáng tạo, mới
mẻ, được khái quát từ truyền thống lịch sử và đặc điểm của cách mạng
Việt Nam.
1.Tiến hành khởi nghĩa toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng
Nghiên cứu Cách mạng Tháng Mười Nga, Nguyễn Ái Quốc rút
ra kết luận: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành
công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh
phúc tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như
đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam. Cách mệnh Nga
đã đuổi được vua, tư bản, địa chủ rồi, lại ra sức cho công, nông các
nước và dân bị áp bức các thuộc địa làm cách mệnh để đập đổ tất cả
đế quốc chủ nghĩa và tư bản trong thế giới”
52
. Từ kết luận đó, Người
cho rằng cách mạng Việt Nam cũng phải tiến hành triệt để đem chính
quyền giao cho dân chúng số nhiều, chỉ có như thế dân chúng mới
được hạnh phúc. Tuy nhiên, Nguyễn Ái Quốc cũng nhận thấy rằng
điều kiện lịch sử và xã hội của cuộc tổng khởi nghĩa ở Nga khác với
khởi nghĩa của các dân tộc bị áp bức. Đối với các dân tộc thuộc địa bị
ách đô hộ ngoại bang, muốn làm cách mạng tới nơi, thì đối tượng của
cách mạng không chỉ đánh đổ vua quan phong kiến, địa chủ, tư bản