hoạch chu đáo, quyết tâm cao, có tổ chức chặt chẽ. Thứ hai, trong các cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc ở thuộc địa, lần đầu tiên trong lịch sử đã xuất
hiện một lực lượng mới tham gia, đó là giai cấp công nhân. Vấn đề đặt ra là
phải tăng cường tình đoàn kết giai cấp cùng chống kẻ thù chung. Người
nhấn mạnh: “Chúng ta phải rút ra những kết luận nghiêm túc từ những sự
kiện này, cụ thể là: trong các thuộc địa, công nhân đã bắt đầu hiểu thế nào
là đấu tranh giai cấp. Cần phải làm thế nào để cho công nhân da đen và da
vàng cũng hiểu rằng: Kẻ thù duy nhất của họ nằm ngay trong bản thân cái
chế độ này, chế độ đang dẫn đến một chế độ nô lệ tinh vi hơn, nặng nề hơn,
và vô nhân đạo hơn chế độ trước đây”
55
.
Từ những căn cứ đó, Nguyễn Ái Quốc đã mường tượng, hình dung
cuộc khởi nghĩa ở Việt Nam trong tương lai khi Người nói chuyện với một
họa sĩ Thuỵ Điển tại Mátxcơva ngày 19-9-1924. Về sau, họa sĩ đó kể lại:
Được hỏi về suy nghĩ của Người đối với việc giải phóng Việt Nam, Người
trả lời bằng cách khởi nghĩa vũ trang trong cả nước. Theo Người, tổ chức
càng nhiều càng tốt những nhóm vũ trang của những người nông dân và
công nhân. Đó là những tế bào “có thể hợp thành hạt nhân của cuộc khởi
nghĩa”
56
. Tuy đây chỉ mới là nét phác họa đầu tiên, nhưng nó đã phản ánh
bản chất về ý tưởng khởi nghĩa vũ trang của Người.
Cùng với việc khảo sát thực tiễn các cuộc đấu tranh của nhân dân
các nước thuộc địa và phụ thuộc chống đế quốc, thực dân, Nguyễn Ái Quốc
nghiên cứu rất cơ bản truyền thống lịch sử, nền văn hóa Việt Nam và các
giá trị phương Đông. Trên cơ sở nghiên cứu sâu sắc lịch sử, văn hóa Việt
Nam, Nguyễn Ái Quốc đã phát hiện ra nội dung lớn mà các tác phẩm lý
luận thời đó ít đề cập. Đó là sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc. Năm 1924,
Người viết bản báo cáo nhan đề “Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam
Kỳ”. Trong báo cáo, Người khẳng định: “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn
của đất nước. Chính nó đã gây nên cuộc nổi dậy chống thuế năm 1908, nó
dạy cho những người culi biết phản đối, nó làm cho những người “nhà
quê”, phản đối ngầm trước thuế tạp dịch và thuế muối. Cũng chủ nghĩa dân
tộc đã thúc đẩy các nhà buôn An Nam cạnh tranh với người Pháp và người