vùng giải phóng. Do đó, chính quyền nhân dân được bảo vệ, cơ quan
đầu não cách mạng an toàn.
Giữa lúc phong trào cách mạng của nhân dân Việt Nam dưới
sự lãnh đạo của Đảng đang phát triển thuận lợi, cơ hội ngàn năm có
một cho ta giành độc lập dân tộc đang đến gần, thì cũng là lúc cách
mạng đứng trước nguy cơ mới do các thế lực thù địch đang toan tính
những âm mưu mới hòng duy trì ách thống trị của chúng ở Đông
Dương. Ở bên kia đại dương, tại Xan Phranxicô, các cường quốc
Đồng minh khai sinh ra tổ chức Liên hợp quốc đang tranh luận nên đặt
Đông Dương dưới chế độ ủy trị quốc tế (international trusteeship) trực
thuộc Mỹ hay tiếp tục thừa nhận chế độ bảo hộ (protectoral) của thực
dân Pháp. Bác bỏ cả hai giải pháp đó, nhân danh Việt Minh, lãnh tụ
Hồ Chí Minh kết hai văn kiện chính trị chuyển đi Xan Phranxicô; tiếp
đó, Người gửi bức điện thông báo cho Liên hợp quốc biết rằng: Việt
Nam đã đứng về phía Đồng minh chống phát xít Nhật. Việt Nam yêu
cầu Liên hợp quốc thực hiện lời hứa long trọng của mình là tất cả các
dân tộc đều được hưởng dân chủ và độc lập. Nếu Liên hợp quốc
không thực hiện lời hứa long trọng này và không công nhận Đông
Dương độc lập thì Việt Nam sẽ cương quyết chiến đấu cho đến khi
giành được nền độc lập hoàn toàn. Về sau, nhân danh Chính phủ lâm
thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người khẳng định lại một lần
nữa: “Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những
nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các hội nghị Têhêrăng và Cựu Kim
Sơn, quyết không thể không nhận quyền độc lập của dân Việt Nam”
95
.
Trước mưu đồ lăm le quay trở lại Đông Dương của thực dân
Pháp, từ ngày 25-7-1945, Người đã thông báo cho phía Pháp biết rằng,
Người có thể nói chuyện với đại diện của Pháp ở Côn Minh (Trung
Quốc) hoặc tại Bắc Kỳ (Việt Nam). Sau đó, Người gửi Chính phủ
Pháp bản thông điệp nêu rõ lập trường của Việt Nam. Nhưng do bị
quan điểm lỗi thời của Đờ Gôn chi phối, nên phía Pháp đã từ chối lời
đề nghị thiện chí của Việt Nam, tiếp tục thực hiện kế hoạch quân sự