Nghệ Tĩnh. Thực hiện điều đó, tháng 7-1901, Phan Bội Châu đã tập hợp
được 20 người, trong đó có Phan Bá Ngọc (con trai Phan Đình Phùng),
Vương Thúc Quý - bạn học cùng làng, Trần Hải và Hà Văn Mỹ (đều người
huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) là dư đảng Cần Vương thân tín, đồng thời
vận động cả lính khố xanh làm nội ứng quyết đánh úp thành Nghệ An đúng
ngày Quốc khánh Pháp (14-7). Do cơ mưu bại lộ, kế hoạch đánh thành
không thực hiện được.
Từ thất bại này, Phan Bội Châu và các cộng sự của ông nhận thấy,
muốn đấu tranh bạo động thắng lợi thì không thể thủ hiểm ở một vùng theo
phương thức hoạt động của phong trào Cần Vương và nghĩa quân Yên Thế,
mà phải xây dựng phong trào toàn quốc, trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam
để giam chân chia bớt sức mạnh của bên địch. Thực hiện chủ trương này,
Phan Bội Châu đã hành trình từ Bắc vào Nam để tập hợp lực lượng, gây
dựng cơ sở phong trào. Kết quả của cuộc vận động đó, Phan Bội Châu cho
biết: khắp các tỉnh thành châu quận trọng yếu, chúng tôi đều ngấm ngầm
sắp đặt vây cánh phe đảng đâu đó hẳn hoi, chỉ còn đợi thời cơ là khởi sự.
Trong tư tưởng của Phan Bội Châu và các đồng chí của ông lúc bấy giờ,
"thời cơ" khởi sự chính là khi đã có đủ ba điều: thu phục được lòng người,
có số tiền lớn và sắp đặt mua sắm vũ khí cho đủ.
Năm 1904, sau quá trình vận động xây dựng phong trào ở Bắc,
Trung, Nam, Phan Bội Châu và các đồng chí của ông nhận thức rõ hơn sự
cần thiết phải thành lập một tổ chức thống nhất để xúc tiến hoạt động cứu
nước. Trong Hội nghị thành lập Duy tân Hội, Phan Bội Châu và các đồng
chí của ông đã đề ra ba nhiệm vụ trọng tâm trước mắt: 1) Phát triển thế lực
hội về người cũng như về tài chính; 2) Xúc tiến việc chuẩn bị bạo động và
các công việc sau khi phát lệnh bạo động; 3) Chuẩn bị xuất dương cầu viện,
xác định phương châm và thủ đoạn xuất dương
16
.
Trước khi sang Nhật cầu viện, Phan Bội Châu và các đồng chí trong
tổ chức Duy tân Hội đã hình dung một cuộc bạo động vũ trang trên phạm vi
toàn quốc theo phương thức "nội công, ngoại kích", nghĩa là vừa phát huy