sức mạnh trong nước, vừa kết hợp với lực lượng ngoại viện để giải phóng
dân tộc. Thế nhưng, ngay trong chuyến xuất dương đầu tiên sang Nhật Bản
(1905), kế hoạch cầu viện quân sự đã bị phá sản. Các chính khách Nhật
Bản từ chối việc viện trợ quân sự và khuyên Phan Bội Châu trước hết phải
chuẩn bị thực lực trong nước và nhẫn nại chờ đợi.
Từ thực tế đó, Phan Bội Châu nhận thấy, để cứu nước thì phải tự lực
tự cường, dựa vào sức mình là chính, còn ngoại viện chỉ là hỗ trợ. Muốn
giải phóng dân tộc, đánh đổ chế độ thực dân thì không thể dừng lại ở hoạt
động bạo động vũ trang đơn thuần mà phải tiến hành mở rộng cuộc vận
động cách mạng trên các mặt chấn hưng kinh tế, phát triển giáo dục, bồi
dưỡng nhân tài, xuất bản sách báo, lập các đoàn thể, nâng cao lòng yêu
nước căm thù giặc; chăm lo xây dựng thực lực trong nước, vận động binh
lính người Việt trong quân đội Pháp, xúc tiến việc đào tạo đội ngũ cán bộ
cốt cán cho cách mạng, trong đó có lĩnh vực quân sự.
Phan Bội Châu tán đồng quan điểm của Madini "bạo động và giáo
dục phải song song tiến hành"
17
, nhưng cho rằng, trong điều kiện một nước
đã mất chủ quyền, thì bạo động phải làm môi giới cho giáo dục, còn tuyên
truyền giáo dục hay đấu tranh hòa bình chỉ là để phụ giúp vào mà thôi. Chỉ
có bạo động mới xúc tiến được công cuộc cách mạng, mới tổ chức và rèn
luyện được quần chúng. Bởi vậy, từ năm 1905, Phan Bội Châu bắt đầu chú
trọng đến hình thức đấu tranh hợp pháp, đấu tranh chính trị để tiến tới bạo
động vũ trang. Ông viết nhiều tác phẩm văn học, lịch sử nhằm tuyên truyền
tư tưởng yêu nước, tư tưởng bạo động cách mạng. Trong chuyến từ Nhật
Bản trở về nước vào cuối năm 1906, Phan Bội Châu không chỉ đến căn cứ
Phồn Xương gặp Hoàng Hoa Thám để bàn kế hoạch phối hợp hành động
mà còn dành thời gian tổ chức nhiều hội cứu quốc (công, nông, thương,
học) để tập hợp, rèn luyện quần chúng đấu tranh cách mạng với nhiều hình
thức khác nhau. Tại Bắc Ninh, ông đã có cuộc gặp những người trọng yếu
ở Trung Kỳ, Bắc Kỳ để nắm bắt tình hình và thảo luận kế hoạch tiến hành.
Cuộc họp nhất trí chia thành hai phái để hỗ trợ cho nhau trong hoạt động
cứu nước: phái "hòa bình" chuyên chú những việc học đường, diễn thuyết,