nước, những vụ trừ gian, diệt địch do hội thực hiện ở Thái Bình, Hà Nội
(1913), trên thực tế đã gây chấn động dư luận trong và ngoài nước, làm cho
bọn tay sai hoang mang, lo sợ. Nhưng thực dân Pháp nhân đó càng tăng
cường khủng bố, bắt giam 254 người, kết án tử hình 7 người, trong đó có
những người trực tiếp tham gia vụ ném bom ở Thái Bình và Hà Nội. Cuối
năm 1913, Phan Bội Châu và một số yếu nhân khác lần lượt sa vào tay
giặc.
Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), nhiều cuộc bạo
động của Việt Nam Quang phục Hội tiếp tục nổ ra dưới nhiều hình thức
khác nhau. Nhưng do cơ sở của hội ở trong nước rất mỏng, không có
đường lối quân sự đúng đắn, cách thức tổ chức thiếu khoa học, kế hoạch
hành động không rõ ràng... nên hoạt động của hội không được tiến hành
liên tục, rộng khắp mà chỉ dừng lại ở các cuộc bạo động nhỏ lẻ, rời rạc. Sự
nỗ lực cao nhất của Việt Nam Quang phục Hội được thể hiện trong cuộc
khởi nghĩa Duy Tân (1916) và khởi nghĩa Thái Nguyên (1917) nhưng cuối
cùng đều bị thất bại.
Về sau, từ nhận thức, vũ lực không phải một sớm một chiều mà
thành công được mà phải có sự chuẩn bị chu đáo và phải đấu tranh lâu dài,
trong tác phẩm Trùng Quang tâm sử, được viết khoảng năm 1917, Phan
Bội Châu đã xác định ba giai đoạn của công cuộc "quang phục": thời kỳ
vận động, thời kỳ tiến hành, thời kỳ kiến thiết
20
. Dưới ảnh hưởng của Cách
mạng Tháng Mười Nga, khi viết Truyện Phạm Hồng Thái (1924), trên cơ
sở nhận thức vai trò của công nhân và nông dân trong cuộc cách mạng xã
hội, Phan Bội Châu đề xướng biện pháp bãi công, huấn luyện cách mạng;
sự cần thiết phải có đoàn thể có đảng cho giai cấp công nhân nhằm đoàn
kết nghìn vạn người thành một khối. Ông khẳng định sự cần thiết phải tiến
hành bạo động bằng tập hợp sức mạnh của nhiều người, đồng thời vẫn tán
thành hành động bạo lực cá nhân như một phương pháp tuyên truyền cần
thiết. Điều đó cho thấy, Phan Bội Châu và các đồng chí của ông chưa thoát
khỏi hoạt động quân sự đơn lẻ, chưa phân biệt được bạo lực cách mạng với