đốn dẫn đến hàng hoá trên thị trường ngày càng khan hiếm, giá cả tăng vọt
làm đời sống nhân dân gặp muôn vàn khó khăn. Đất nước tuy mới giành
được độc lập, nhưng chính quyền mới lại không kiểm soát được Ngân hàng
Đông Dương, nên vấn đề tài chính lúc này rất khó khăn. Ngân sách Trung
ương chỉ có 1.230.000 đồng, gần một nửa rách nát không lưu hành được ở
miền Bắc, quân Tưởng tung ra các loại tiền quan kim, quốc tệ đã mất giá
trị, làm cho nền tài chính Việt Nam thêm rối loạn.
Những di sản văn hoá của xã hội cũ như hơn 90% dân số không biết
chữ, các tệ nạn xã hội như: rượu chè, cờ bạc, mại dâm, nghiện hút... vẫn
còn phổ biến, cũng là một trở lực đối với cách mạng Việt Nam cũng như
đối với sự phát triển nói chung của dân tộc.
Chính quyền dân chủ nhân dân vừa mới ra đời nên khả năng quản
lý, điều hành còn hạn chế. Tại một số địa phương, cơ cấu tổ chức chính
quyền không hợp lý dẫn đến tình trạng bao biện, nảy sinh mâu thuẫn,
chồng chéo giữa các cơ quan, các cấp. Cơ cấu quản lý cán bộ còn lỏng lẻo,
thiếu giám sát đối với công tác cán bộ nên ở một số nơi, bọn phản động đã
chui được vào các tổ chức đảng, chính quyền cách mạng.
Quân đội quốc gia là lực lượng chủ yếu bảo vệ đất nước lúc này vừa
được xây dựng, tổ chức lại. Cán bộ chỉ huy thiếu, đa số chưa trải qua những
khóa huấn luyện quân sự, đào tạo cơ bản; chỉ một số ít được học trong các
trường võ bị của thực dân Pháp, Trung Hoa dân quốc. Vũ khí, trang bị cho
quân đội còn thiếu nhiều, lại rất lạc hậu. Kinh nghiệm chiến đấu của lực
lượng vũ trang chưa nhiều, lại phải đối đầu với các đạo quân xâm lược nhà
nghề, hung bạo.
Thực vậy, trong lịch sử, ngoại trừ các dân tộc phát triển bằng bạo
lực quân sự để gia tăng chiến tranh và cướp bóc, thường thì sự phát triển
của lực lượng quân sự là theo sau sự phát triển của nhà nước và các điều
kiện kinh tế - xã hội nhất định. Cho dù Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa non trẻ được phát triển dựa vào một lực lượng cách mạng, nhưng mối
quan hệ giữa Nhà nước và quân đội cho thấy bản chất hòa bình của dân tộc