thiếu nguồn vốn để phục hồi nền sản xuất. Để duy trì sự thống trị của mình,
đối phó với các cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân, giai cấp tư sản ở
các nước này phải dựa vào nguồn viện trợ của Mỹ (thông qua kế hoạch của
Ngoại trưởng Mỹ Mácsan). Từ năm 1948 đến năm 1952, việc nhận viện trợ
của Mỹ tới 15 tỉ đôla
1
, khiến các nước tư bản Tây Âu càng phụ thuộc Mỹ
nhiều hơn về kinh tế, chính trị...
Mỹ là nước thu được những lợi nhuận khổng lồ từ việc buôn bán vũ
khí và bồi thường chiến tranh (Mỹ đã thu được 114 tỉ đôla lợi nhuận chiến
tranh), lại không bị chiến tranh thế giới tàn phá. Nhờ vậy, sau chiến tranh,
Mỹ vươn lên trở thành cường quốc số một về kinh tế, tài chính, quốc phòng
trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa
2
. Với ưu thế vượt trội, giới cầm
quyền Mỹ đã đề ra và theo đuổi chiến lược toàn cầu, thực hiện “sứ mệnh
lãnh đạo thế giới”. Ba mục tiêu chiến lược toàn cầu được Mỹ đặt ra là:
ngăn chặn, đẩy lùi hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa; ngăn chặn phong
trào giải phóng dân tộc, phong trào hoà bình, dân chủ trên thế giới; củng cố
quan hệ với các nước đồng minh. Để đạt được mục tiêu đó, Mỹ tiến hành
cuộc chạy đua vũ trang, phát triển lực lượng hạt nhân, xúc tiến thành lập
các khối liên minh quân sự, xây dựng các căn cứ quân sự ở nước ngoài.
Tháng 3-1947, trong bài diễn văn đọc trước Quốc hội Mỹ, Tổng thống
Tơruman đã đưa ra “học thuyết Tơruman”
3
, chính thức phát động cuộc
Chiến tranh lạnh
4
.
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, theo thỏa thuận giữa các nước
thắng trận, thuộc địa cũ của những nước thuộc phe Đồng minh được bảo
đảm, trong đó, Đông Dương “chịu ảnh hưởng truyền thống của nước
Pháp”. Ngay sau khi vừa giành lại nền độc lập, nước Việt Nam mới đã phải
đối diện với tình thế hết sức hiểm nghèo: Chỉ 10 ngày sau khi cuộc Tổng
khởi nghĩa giành chính quyền thành công trong cả nước, theo quyết định
của Hội nghị Pốtxđam, quân Đồng minh đã lần lượt kéo vào Việt Nam thực
hiện nhiệm vụ giải giáp quân Nhật (giải giáp khoảng 6 vạn lính Nhật).