hợp, lãnh đạo nhân dân đứng lên giành độc lập và phát triển đất nước theo
con đường tư bản chủ nghĩa mang tính dân tộc, thực hiện đường lối đối
ngoại hoà bình và trung lập.
Đảng Cộng sản và phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân
chống giai cấp tư sản vì lợi ích chung của những người lao động; cũng như
trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và phát xít vì hoà bình, dân
sinh và dân chủ là hiện tượng đặc biệt của thế kỷ XX. Tại các nước tư bản
Tây Âu đã xuất hiện nhiều Đảng Cộng sản với 3,1 triệu đảng viên, có vị trí
vững chắc trong các tổ chức công đoàn và các tổ chức dân chủ khác. Đây
thật sự là một lực lượng chính trị vững mạnh. Tại một số nước (như Pháp,
Italia...), các Đảng Cộng sản đã tham gia liên minh cầm quyền trong chính
phủ của giai cấp tư sản. Cuộc đấu tranh trực diện của giai cấp công nhân và
các tầng lớp nhân dân tiến bộ vào chủ nghĩa tư bản chính là động lực đồng
thời cũng là như đồng minh của phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế
giới. Góp phần to lớn vào thắng lợi chung của cách mạng thế giới chính là
phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, các nước mới giành
được độc lập, trong đó có Việt Nam.
Trong khi đó, các nước phát xít bại trận (Đức, Italia, Nhật Bản) phải
đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện, chịu những hậu quả chiến
tranh tàn khốc, buộc phải bồi thường chiến phí hết sức nặng nề, khiến cho
tình hình chính trị, kinh tế - xã hội ở các nước đó càng trở nên khủng hoảng
nghiêm trọng.
Các nước đế quốc châu Âu khác tuy thắng trận nhưng cũng bị chiến
tranh tàn phá rất nặng nề. Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp đều giảm sút
nghiêm trọng, góp phần đưa nền kinh tế của các nước này vào tình trạng trì
trệ, đình đốn. Bên cạnh đó, các cuộc đấu tranh của phong trào công nhân và
các tầng lớp nhân dân không ngừng phát triển, đặt giai cấp tư sản vào
những thử thách nghiêm trọng. Bên cạnh đó, các nước này đang phải đối
phó với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc thuộc địa đang ngày càng
lên cao. Sau chiến tranh, các nước này đều trở thành con nợ của Mỹ và đều