LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 4 - Trang 19

Bộ. Những cán bộ, chiến sĩ hăng hái, có tinh thần và ít nhiều kinh nghiệm
chiến đấu đều lên đường ra trận. Vũ khí, trang bị tốt nhất đều dành cho bộ
đội Nam tiến. Nhân dân miền Bắc tổ chức vận động quyên góp tiền bạc,
quần áo, thuốc men... ủng hộ đồng bào Nam Bộ. Trong lúc đó, tại miền
Bắc, Trung ương Đảng chủ trương hoà hoãn với quân Tưởng để tránh cùng
một lúc phải đương đầu với nhiều kẻ thù. Tránh xung đột, giao thiệp thân
thiện, đấu tranh khôn khéo, Đảng, Chính phủ tổ chức các cuộc mít tinh,
biểu tình tập hợp hàng ngàn người biểu dương lực lượng, nêu cao các khẩu
hiệu: “Nước Việt Nam của người Việt Nam!”, “Ủng hộ Chính phủ lâm thời
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà!”, “Ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh!”...

Không công khai gây xung đột, song chỉ đạo chống phá từ bên

trong, quân Tưởng yêu sách cải tổ chính phủ, gạt đảng viên cộng sản khỏi
chính quyền... Để hạn chế sự chống phá của quân Tưởng, Chính phủ ta chủ
trương “hòa để tiến”, nhượng bộ một số quyền lợi

8

. Nhưng đối với các tổ

chức phản động, tay sai của Tưởng (Việt Quốc, Việt Cách), chính quyền
dựa vào quần chúng cách mạng kiên quyết vạch trần âm mưu và hành động
chia rẽ, phá hoại của chúng. Những tên cầm đầu phá hoại khi ta có đủ bằng
chứng đều bị trừng trị theo pháp luật. Chính quyền cách mạng kiên quyết
ban hành nhiều sắc lệnh nhằm giải tán các tổ chức phản động tay sai của
phát xít Nhật trước đây (như Đại Việt Quốc gia xã hội Đảng, Đại Việt Quốc
dân Đảng), lập toà án quân sự để xét xử các phần tử phản động...

Về phía thực dân Pháp, sau khi chiếm đóng các đô thị, mở rộng

quyền kiểm soát ở miền Nam, chúng đẩy mạnh việc chuẩn bị đưa quân ra
miền Bắc. Tuy nhiên, trong lúc này, Pháp gặp phải nhiều khó khăn. Lực
lượng quân Pháp còn mỏng (3,5 vạn người), lại phải rải quân khắp chiến
trường miền Nam để đối phó với các cuộc tiến công của quân và dân Nam
Bộ, nếu chúng đưa quân ra miền Bắc thì sẽ khó đạt được mục đích trước sự
kháng cự quyết liệt của ta. Hơn nữa, sự có mặt của quân Tưởng đang làm
nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật trên miền Bắc là một trở ngại buộc Pháp
không thể bỏ qua. Thực dân Pháp đã tiến hành điều đình, thoả hiệp với
Tưởng Giới Thạch để được thay thế quân Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.