quân tự vệ). Đó cũng là hình thức tổ chức kết hợp lực lượng nòng cốt
với lực lượng rộng rãi, kết hợp lực lượng cơ động với lực lượng tại
chỗ của cả nước và của từng địa phương. Quân đội nhân dân là lực
lượng nòng cốt, dân quân tự vệ là lực lượng rộng rãi. Trong phạm vi
cả nước thì bộ đội chủ lực là lực lượng cơ động trong phạm vi quân
khu, còn bộ đội địa phương và dân quân tự vệ là lực lượng tại chỗ.
Trong phạm vi từng địa phương (tỉnh, huyện), bộ đội địa phương là
lực lượng cơ động, còn dân quân tự vệ là lực lượng tại chỗ. Trong dân
quân tự vệ lại còn có tổ chức dân quân du kích, tự vệ chiến đấu làm
lực lượng nòng cốt, lực lượng cơ động ở cơ sở.
Nhiệm vụ và vai trò chiến lược của từng thứ quân được quy
định rất rõ ràng. Dân quân tự vệ là lực lượng đông đảo quần chúng
được vũ trang thường xuyên và có tổ chức ở cơ sở, không thoát ly sản
xuất. Đây là công cụ bạo lực của Đảng và chính quyền nhân dân ở cơ
sở, do Đảng ủy cơ sở trực tiếp lãnh đạo, do cơ quan quân sự ở cơ sở
trực tiếp chỉ huy dưới sự chỉ đạo của cơ quan quân sự cấp trên.
Đối với dân quân tự vệ, nhiệm vụ căn bản là: Tác chiến tiêu
diệt địch, làm nòng cốt phát động phong trào toàn dân đánh giặc và
phòng không nhân dân ở cơ sở, hỗ trợ nhân dân đấu tranh chống địch;
cùng với công an nhân dân, giữ gìn trật tự trị an ở cơ sở, bảo vệ Đảng,
bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản
của Nhà nước và của quân đội ở địa phương; bổ sung cho bộ đội
thường trực, phối hợp và phục vụ bộ đội chiến đấu phục vụ tiền tuyến,
bảo đảm giao thông thời chiến; gương mẫu xung kích trong sản xuất
và bảo vệ sản xuất; gương mẫu chấp hành và vận động nhân dân chấp
hành các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
Quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc đã chứng minh phải có
đông đảo dân quân tự vệ thì mới có lực lượng để bảo vệ cơ sở đảng và
cơ sở quần chúng trước sự khủng bố khốc liệt của kẻ thù, giữ vững và
đẩy mạnh được phong trào đấu tranh chính trị; mới có lực lượng xung