LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 4 - Trang 353

3. Tư tưởng về lực lượng vũ trang ba thứ quân

Trong quá trình chỉ đạo khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh

cách mạng, theo đường lối vũ trang quần chúng rộng rãi đi đôi với xây
dựng quân đội nhân dân hùng mạnh, Đảng đã giải quyết một cách rất
sáng tạo vấn đề tổ chức lực lượng vũ trang. Căn cứ theo yêu cầu của
nhiệm vụ cách mạng, theo hình thức đấu tranh cách mạng và đối
tượng tác chiến, ở mỗi thời kỳ, dựa trên các điều kiện lịch sử cụ thể về
chính trị, kinh tế và xã hội, Đảng đã vận dụng các hình thức tổ chức
lực lượng vũ trang cụ thể một cách thích hợp. Trong quá trình đó, hình
thức tổ chức lực lượng vũ trang nhân dân bao gồm ba thứ quân là bộ
đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ đã sớm hình thành
và ngày càng trở nên hoàn chỉnh.

Khi thực dân Pháp tiếp tục xâm lược nước ta bất chấp hiệp ước

đã được ký kết, cả dân tộc Việt Nam đã đứng lên chống thực dân Pháp
cứu quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định: Chỉ có một con đường
giành thắng lợi là dựa vào nhân dân, xây dựng lực lượng chính trị rộng
rãi của quần chúng, trên cơ sở đó, tổ chức và xây dựng lực lượng vũ
trang ba thứ quân: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương dân quân du
kích, tự vệ
với cơ cấu hợp lý, chất lượng toàn diện, trong đó lấy chất
lượng chính trị làm cơ sở, góp phần làm nòng cốt cho toàn dân kháng
chiến thắng lợi.

Kiểm nghiệm trong thực tiễn cho thấy ba thứ quân là hình thức

tổ chức thích hợp nhất để động viên và thu hút toàn dân tham gia đánh
giặc. Đó là hình thức tổ chức kết hợp quân đội thường trực (bao gồm
bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương) với quần chúng vũ trang (dân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.