mới gồm những điểm chính: 1- Gấp rút tập trung quân Âu - Phi để xây
dựng một lực lượng cơ động chiến lược mạnh và ra sức phát triển quân đội
người Việt; 2-Lập tuyến phòng thủ boong ke và một “vành đai trắng” bao
quanh khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ nhằm cô lập căn cứ địa Việt
Bắc với vùng địch tạm chiếm; 3- Đánh phá ác liệt các căn cứ và hậu
phương của Việt Minh, chuẩn bị cho một cuộc tiến công lớn nhằm giành lại
quyền chủ động chiến lược trên chiến trường. Thực hiện ý đồ chiến lược
nêu trên, ngay trong tháng là và đầu năm 1951, Pháp ra sức triển khai kế
hoạch mới và đã đạt được một số mục tiêu đề ra ban đầu
25
, gây cho lực
lượng vũ trang Việt Nam một số thiệt hại. Cuộc chiến tranh ngày càng trở
nên quyết liệt.
Trước tình hình mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh
kháng chiến đến thắng lợi được đặt ra bức thiết. Nhằm đáp ứng yêu cầu đó,
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II
26
của Đảng được triệu tập vào tháng 2-
1951. Đại hội thông qua Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng do Hồ Chí Minh trình bày; Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam do
Trường Chinh trình bày và thông qua Tuyên ngôn, Chính cương và Điều lệ
mới của Đảng. Nội dung bao trùm của Đại hội là bàn về đường lối cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và
đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi Đảng Lao động Việt Nam. Đại
hội thảo luận và quyết định nhiều chính sách về công tác xây dựng chính
quyền nhân dân, xây dựng và phát triển quân đội, công tác tài chính, tăng
cường khối đại đoàn kết toàn dân,... nhằm đẩy mạnh cuộc kháng chiến về
mọi mặt. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II đánh dấu một mốc quan
trọng trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng. Đảng ra hoạt động
công khai với một Cương lĩnh chính trị phù hợp với yêu cầu thực tiễn đã
góp phần tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng và cũng tăng
cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Đó là một trong những nhân tố
then chốt dẫn đến thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến.
Trên lĩnh vực quân sự, trước những hành động chiến tranh mới của
Pháp, Bộ Tổng tư lệnh đã đề ra phương châm tác chiến cho từng chiến