gồm các quân chủng lục quân, phòng không - không quân và hải quân.
Bộ đội chủ lực được tổ chức thành các binh đoàn bộ binh mạnh, biên
chế nhiều thành phần binh chủng, quy mô tổ chức phổ biến là sư đoàn
và trung đoàn bộ binh độc lập. Bộ đội địa phương tổ chức cấp tiểu
đoàn bộ binh ở tỉnh. Dân quân du kích tổ chức ở các hợp tác xã nông
nghiệp, tự vệ được thành lập ở tất cả các xí nghiệp, công - nông
trường, cơ quan nhà nước.
Trước tình hình đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra cả nước,
ngày 25 tháng 3 năm 1965, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương
lần thứ 11 (khóa III), Đảng đã quyết định mở rộng Quân đội nhân dân
Việt Nam theo kế hoạch xây dựng lực lượng vũ trang thời chiến.
Những năm này, Đảng vẫn thường xuyên quan tâm chỉ đạo việc xây
dựng lực lượng vũ trang nhân dân và việc đến thăm các đơn vị bộ đội
phòng không - không quân, pháo binh, công binh, đặc công, thông tin,
vận tải... Đây là những binh chủng kỹ thuật hiện đại đang trưởng thành
trong các lực lượng vũ trang nhân dân.
Quán triệt các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng, Bộ Chính trị và dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây
dựng lực lượng vũ trang, trong những năm kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước, sự nghiệp xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân có những
bước phát triển mạnh mẽ, vững chắc. Đó là việc ra đời các quân
chủng, binh chủng mới như Quân chủng Phòng không - Không quân
đã có bước trưởng thành vượt bậc, hình thành lực lượng phòng không
chủ lực (gồm các binh chủng pháo phòng không, tên lửa phòng không,
không quân chiến đấu và ra đa cảnh giới) và lực lượng phòng không
bộ đội địa phương. Đặc biệt là các binh đoàn chủ lực của lục quân có
sự phát triển mạnh về tổ chức với quy mô từ cấp sư đoàn phát triển
thành quân đoàn binh chủng hợp thành vào giai đoạn cuối cuộc chiến
tranh. Việc thành lập các quân đoàn 1, 2, 3, 4 cả ở hậu phương và tiền
tuyến, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc về quy mô tổ chức lực
lượng của Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng, lực lượng vũ trang