1. Tư tưởng chiến tranh tự vệ, bảo vệ cộng đồng, bảo vệ độc lập dân tộc và hòa bình
Ý chí chiến đấu tự vệ, giữ gìn địa vực cư trú, bảo vệ độc lập, tự
do xuất hiện từ rất sớm trong tư tưởng người Việt. Thư tịch cổ ghi
rằng, năm 473 Tr.CN, Việt Vương Câu Tiễn diệt được nước Ngô, làm
bá chủ cả một vùng đất duyên hải rộng lớn từ Sơn Đông đến Quảng
Châu. Việt Vương Câu Tiễn sai sứ sang dụ vua Hùng thuần phục,
nhưng vua Hùng đã "chống cự lại"
1
. Sự kiện được ghi lại đó thể hiện
sức sống và tính cách mãnh liệt của dân tộc Việt Nam, ý thức dựng
nước đi liền với ý thức giữ nước ngay trong buổi bình minh lịch sử
của mình.
Nhà Tần, sau khi thống nhất toàn Trung Quốc (221 Tr. CN), đã
phát 50 vạn quân xâm lược phương Nam; liền sau đó là cuộc xâm lược
của Triệu Đà. Hai tác giả Trung Quốc sống cách các cuộc chiến kể
trên 50 - 60 năm là Lưu An - tác giả sách Hoài Nam Tử và Tư Mã
Thiên trong Sử ký đã miêu tả chân thực như sau: Trong ba năm (quân
Tần) không cởi giáp, dãn nỏ... Nhưng người Việt đều vào trong rừng,
ở với cầm thú, không ai chịu để cho quân Tần bắt. Họ cùng nhau đặt
người tuấn kiệt lên làm tướng để ban đêm ra đánh quân Tần, đại phá
quân Tần và giết được Đồ Thư. (Quân Tần) thây phơi máu chảy hàng
mấy chục vạn người...
2
. Sử ký của Tư Mã Thiên cũng viết: Quân Tần
đem lâu thuyền xuống Nam đánh Bách Việt. Người Việt bỏ trốn. Quân
Tần đóng lâu, "lương thực bị tuyệt và thiếu... Người Việt ra đánh.
Quân Tần đại bại... Trong hơn 10 năm đàn ông mặc áo giáp, đàn bà
phải chuyên chở, khổ không sống nổi. Người ta tự thắt cổ trên cây dọc