LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 5 - Trang 108

đường. Người chết trông nhau. Kịp khi Tần Thủy Hoàng đế băng hà
thì thiên hạ nổi lên chống"

3

.

Trong thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, người Việt luôn nổi

dậy khởi nghĩa và kháng chiến chống quân xâm lược, giành lại độc
lập, chủ quyền. Đây thực tế là thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc.
Tiếp theo các cuộc kháng chiến chống quân Tần và quân Triệu, dưới
ngọn cờ của Hai Bà Trưng, tại 65 thành trì

4

, nhân dân Âu Lạc đã nổi

dậy chống quân Đông Hán. Mục tiêu chiến đấu, như lời thề của Hai
Bà tại nơi khởi phát công cuộc tụ nghĩa và khởi nghĩa - cửa sông Hát,
vẫn là giành lại độc lập, chủ quyền:

"Một xin rửa sạch nước thù,

Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng..."

5

.

Cuộc khởi nghĩa thắng lợi và chuyển thành kháng chiến, như

cách nói hiện nay là chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong những năm 42-
43.

Tiếp đó, năm 248, Bà Triệu lãnh đạo nhân dân nổi dậy khởi

nghĩa, mục tiêu vẫn là độc lập tự chủ "đánh đuổi quân Ngô giành lại
giang sơn, cởi ách nô lệ..."

6

; là cuộc kháng chiến của nhân dân Vạn

Xuân chống quân Lương (545-550), quân Tùy (năm 602). Đến năm
905, Khúc Thừa Dụ lãnh đạo khởi nghĩa giành thắng lợi, nhân dân
Việt Nam đã phá bỏ được ách đô hộ của nhà Đường, giành lại tự chủ.

Không chịu thất bại, các triều đại phong kiến Trung Quốc liên

tục phái quân sang xâm lược Đại Cồ Việt

7

. Và, càng trải qua các cuộc

kháng chiến chống xâm lược, ý thức về độc lập tự chủ của nhân dân,
bản lĩnh người đứng đầu Đại Cồ Việt càng được nâng cao. Lý Bí xưng
đế (Lý Nam Đế 544), Ngô Quyền xưng vương (Ngô Vương Quyền -
938) và Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng - 968),
sau đó (năm 980) Lê Hoàn là người kế tục, lập nên nhà Tiền Lê, đã
khẳng định mạnh mẽ ý thức độc lập, tự chủ. Theo sự phát triển đó, từ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.