thời Ngô, nhân dân Đại Cồ Việt đã tiến hành nhiều cuộc kháng chiến
lớn; kháng chiến chống giặc - chiến tranh nhân dân cũng mở ra quy
mô rộng lớn với ý nghĩa sâu sắc hơn.
Khi nhà Tiền Lê bước vào buổi tàn mạt, được các triều thần
thống nhất tôn lên ngôi thiên tử, Lý Công Uẩn nhìn rõ yêu cầu và điều
kiện phát triển đất nước, tin vào sức mạnh của quân và dân Đại Cồ
Việt, đã quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. Điều này khẳng
định vị thế mới của Đại Việt và đặt bệ phóng cho đất nước tiến nhanh
về phía trước. Việc dời đô, kinh dinh kiến thiết và đánh thắng giặc
Tống xâm lược lần thứ hai dưới triều Lý, chứng tỏ ý thức độc lập chủ
quyền của nhân dân Đại Việt có bước nhảy vọt lớn, vươn lên tầm cao
mới. Điều đó kết tinh trong bài thơ thần vang lên từ đền Thánh Tam
Giang, bên bờ sông Như Nguyệt, hào sảng khẳng định chủ quyền
nước Nam: "Nam quốc sơn hà Nam đế cư,... ".
Thời Trần, ý thức tự tôn dân tộc rất cao. Trả lời sự hiến kế của
các quan về thay đổi chế độ quan lại, vua Trần Nghệ Tông nói: "Triều
trước dựng nước, có luật pháp chế độ riêng, không theo quy chế của
nhà Tống, là vì Nam Bắc, nước nào làm chủ nước đó, không phải bắt
chước nhau"
8
.
Trong thế kỷ XIII, nhà Mông - Nguyên ba lần cất quân xâm
lược Đại Việt (1258, 1285 và 1287 - 1288). Đánh thắng quân Mông -
Nguyên xâm lược là một tiêu biểu của tài lãnh đạo tổ chức kháng
chiến của nhà Trần và tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết
thắng của nhân dân Đại Việt. Đó là tiếng hô đồng thanh "Đánh!" của
các bậc phụ lão - những đại biểu có uy tín của nhân dân và đại diện ý
nguyện toàn dân trả lời vua Trần về kế đánh giặc; là hai chữ "Sát
Thát" mà binh sĩ tự thích vào cánh tay; là câu trả lời của Trần Thủ Độ
trước vua Trần, đầy tự tin và khí phách: "Đầu tôi chưa rơi xuống đất,
xin bệ hạ đừng lo!".