lãnh đạo cuộc chiến tranh cách mạng chung cuộc xâm lược trở lại nước
Việt Nam của thực dân Pháp. Pháp thua, nhân dân Việt Nam tiếp tục kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước. Mục tiêu của 30 năm chiến tranh cách mạng
(1945-1975) là bảo vệ và phát triển thành quả của Cách mạng Tháng Tám,
giành độc lập và thống nhất đất nước trọn vẹn, giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp, giải phóng xã hội, tiến lên xây dựng chế độ mới với lý
tưởng tốt đẹp "dân chủ, cộng hòa, độc lập tự do, hạnh phúc". Mục tiêu ấy
của cuộc kháng chiến phù hợp với nguyện vọng của mọi người Việt Nam
yêu nước trở thành ngọn cờ hiệu triệu, tập hợp lực lượng toàn dân tộc. Trải
qua 30 năm chiến tranh, toàn dân đã đoàn kết một lòng xung quanh Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh
đứng đầu, vượt qua bao thử thách to lớn, khắc phục mọi thiếu thốn, khó
khăn, bền lòng kháng chiến. Những năm chống đế quốc Mỹ xâm lược nếu
hậu phương lớn miền Bắc "Thóc thừa cân, quân thừa người" dồn sức cho
tiền tuyến lớn miền Nam, lực lượng và thế trận chiến tranh nhân dân ở
miền Nam ngày càng phát triển trên cả 3 vùng chiến lược: rừng núi, nông
thôn đồng bằng và đô thị; thế trận và lực lượng đó chứng tỏ tính nhân dân
sâu rộng của cuộc kháng chiến vì một nước Việt Nam hòa bình, độc lập,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. Nhờ đó, quân và dân Việt Nam trên cả hai
miền Nam, Bắc đã vượt qua muôn vàn hy sinh, gian khổ, khó khăn, nhất là
sự chênh lệch về so sánh lực lượng được ví như "Châu chấu đá voi", đánh
bại kẻ xâm lược có tiềm lực kinh tế, quân sự với vũ khí tối tân nhất thời
hiện đại, vượt trội Việt Nam quá nhiều lần, giành thắng lợi trọn vẹn.
Trong hàng chục cuộc kháng chiến chống ngoại xâm mà dân tộc
Việt Nam buộc phải tiến hành, có ba lần kháng chiến đã không thành công,
đất nước rơi vào ách thống trị tàn khốc của ngoại bang. Thục An Dương
Vương chủ quan, mất cảnh giác, ỷ vào vũ khí, kỹ thuật quân sự - nỏ thần;
Hồ Quý Ly không dựa được và không động viên được nhân dân; còn nhà
Nguyễn bất lực, bế tắc về phương thức kháng chiến, không những không
dựa được vào nhân dân mà còn ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân
dân và quan lại, sĩ phu yêu nước dẫn đến thảm họa mất nước. Và dù tư