lâu dài, không còn mầm họa binh lửa, giữ hòa hiếu với các nước, nhất
là nước đối phương sau chiến tranh.
Vào thời Lý, sau chiến thắng Như Nguyệt (1077), biết quân
Tống cùng đường, Lý Thường Kiệt đã dùng biện sĩ bàn hòa, khiến
quân giặc buông vũ khí, ta đỡ hy sinh xương máu và giữ yên xã tắc.
Thời Lê, Bình Định Vương Lê Lợi tha cho tù binh và cấp cho chúng
500 chiếc thuyền cùng vài nghìn cỗ ngựa để về nước. Kế đó, nhà Lê
có nhiều biện pháp bảo vệ biên cương, không nhân nhượng trước bất
kỳ hoạt động lấn chiếm nào; đồng thời, thi hành chính sách ngoại giao
mềm dẻo với nhà Minh để thủ tiêu nguy cơ chiến tranh, bảo toàn được
độc lập, chủ quyền dân tộc. Quang Trung Nguyễn Huệ, đang trong quá
trình chiến tranh, đã sớm suy tính đến việc "hàn gắn" quan hệ với các
quốc gia láng giềng, trước hết với nhà Thanh, để sau chiến tranh có
hòa bình, xây dựng đất nước.
Tư tưởng và hành xử của các triều đại trong việc giải quyết
mối quan hệ giữa hòa bình với chiến tranh trong lịch sử Việt Nam đã
chứng tỏ trên thực tế lòng yêu hòa bình, tình nhân đạo cao cả, tình
nhân ái bao la của người Việt Nam; cách hành xử đó còn nhằm triệt
tiêu sự thù oán, triệt mầm họa chiến tranh. Rõ ràng, tính từ khi lập
quốc đến thời cận đại, trong điều kiện hòa bình hoặc lúc diễn ra chiến
tranh, dân tộc Việt Nam luôn ý thức đầy đủ về tư thế và sức mạnh của
mình, không hề tỏ ra khiếp sợ đối phương, dù chúng lớn đến mấy, kiên
quyết cầm vũ khí bảo vệ non sông; nhưng cũng luôn tỏ rõ tâm nguyện
hòa bình, thậm chí nhún nhường, sự nhún nhường cần thiết và đúng
mức, tìm cách giữ thể diện cho đối phương ngay cả khi họ thua trận.
Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa ra đời. Chỉ 3 tuần lễ sau đó, nhân dân Việt Nam phải đứng
lên chống cuộc xâm lược trở lại của thực dân Pháp. Pháp bại trận, đế
quốc Mỹ thế chân Pháp tiếp tục chiến tranh xâm lược; nhân dân Việt
Nam tiếp tục kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng hoàn toàn