Không phải đến lúc đế quốc Mỹ thay chân Pháp tiếp tục chiến
tranh xâm lược Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh mới tỏ thiện chí hòa
bình, hữu nghị, hợp tác với Chính phủ và nhân dân Mỹ. Trước và ngay
sau ngày tuyên bố độc lập, tinh thần trên đã được Chủ tịch Hồ Chí
Minh bày tỏ với phía Mỹ trong nhiều bức thư gửi Tổng thống Mỹ
Tơruman, hoặc Quốc vụ khanh Mỹ Bớcnơ vào cuối năm 1945 đầu
năm 1946. Trong bức thư gửi Tơruman ngày 6-2-1945, Người viết:
"Mục tiêu của chúng tôi là độc lập hoàn toàn và hợp tác hoàn toàn với
Hoa Kỳ. Chúng tôi sẽ làm hết sức mình để cho nền độc lập và sự hợp
tác này trở nên có lợi cho toàn thế giới".
Với tâm nguyện và mục tiêu hòa bình, trong khi lãnh đạo toàn
dân Việt Nam kiên cường kháng chiến chống Mỹ xâm lược, Hồ Chí
Minh vẫn không ngừng cố gắng nhằm đạt tới một giải pháp chính trị
cho vấn đề Việt Nam, ngăn chặn chiến tranh lan rộng và kéo dài, đi tới
chấm dứt chiến tranh. Theo tài liệu của Liên hợp quốc do tuần báo
Người bảo vệ Manchextơ đăng lại ngày 12-8-1965 thì, sau khi Ngô
Đình Diệm bị lật đổ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị Mỹ tiến hành
đàm phán để tìm giải pháp cho vấn đề miền Nam Việt Nam. Thế
nhưng phía Mỹ không trả lời đề nghị trên đây của Hồ Chí Minh.
Sau hơn hai thập kỷ thảm bại trong chiến tranh xâm lược Việt
Nam, vào tháng 6-1997 và tháng 2-1998, nhiều nhân vật cỡ lớn của
Mỹ, gồm quan chức, chính khách và các nhà khoa học do nguyên Bộ
trưởng Quốc phòng Mỹ là R. Mắc Namara dẫn đầu đã sang Hà Nội
tham dự hội thảo nhằm làm rõ vấn đề có hay không những cơ hội hòa
bình bị bỏ lỡ trong cuộc chiến Việt Nam. R. Mắc Namara cho rằng, có
đến 6 hoặc 7
11
cơ hội đàm phán, để có thể tránh hoặc kết thúc chiến
tranh Việt Nam đã bị bỏ lỡ. Các đại biểu Việt Nam dự hội thảo lập
luận rằng, chiến tranh không tránh được và không kết thúc sớm được
là do phía Chính phủ Hoa Kỳ vẫn theo đuổi mục tiêu xâm lược Việt
Nam. Ngay khi cuộc chiến đang diễn ra ác liệt trên toàn đất nước Việt
Nam, Hồ Chí Minh trong bài Mỹ hoạt động hòa bình giả để mở rộng