LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 5 - Trang 116

chiến tranh thật, đăng trên báo Nhân dân ngày 8-1-1966 đã chỉ rõ:
"Đế quốc Mỹ xâm lược Nam Việt Nam và “leo thang" miền Bắc.
Chúng tự động cút khỏi Việt Nam một cách có thể diện, thì hòa bình
trở lại ngay, cần gì phải đi tìm"

12

.

Rõ ràng là, ở Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như ở nhân dân Việt

Nam, ý chí kiên quyết bảo vệ độc lập, tự do hoàn toàn thống nhất với
bản chất yêu hòa bình và lòng mong muốn sống hòa hiếu, hữu nghị
với nhân dân và các quốc gia trên thế giới. Đó là một trong những
nhân tố thuộc về bản sắc của văn hóa Việt Nam; là sự kế thừa và phát
triển truyền thống "đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để
thay cường bạo" mà các thế hệ người Việt Nam đã thực thi, đã thể
hiện, đã đắp bồi trong lịch sử chống ngoại xâm, bảo vệ nền tự chủ của
dân tộc.

2. Tư tưởng kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình

a) Kháng chiến toàn dân, toàn diện

Kháng chiến toàn dân được nói ở đây là về lực lượng kháng

chiến. Muốn đưa kháng chiến đến thắng lợi, trước hết phải xác định
đúng mục đích chính trị của nó. Các cuộc kháng chiến của dân tộc
Việt Nam, dù ở thời nào, với trình độ khác nhau như thế nào, cũng đều
nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, độc lập, tự do và hoà bình. Đó là
mục đích cao cả chân chính, phản ánh tính chất chính nghĩa của chiến
tranh vệ quốc. Trải từ đời này qua đời khác, việc cố kết dân tộc tạo
thành sức mạnh cộng đồng chống chọi với thiên tai, địch hoạ, chống

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.