tưởng về kháng chiến giữ nước - giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, tuy
mỗi thời mỗi khác, song ngoại trừ ba lần mất nước kể trên, các cuộc kháng
chiến - chiến tranh của nhân dân còn lại, đều có một mẫu số chung. Các
cuộc kháng chiến vĩ đại nêu trên tỏ rõ sức mạnh to lớn, khát vọng độc lập,
tự do của dân tộc Việt Nam.
Mục tiêu kháng chiến vì độc lập, tự do của nhân dân Văn Lang
- Âu Lạc - Vạn Xuân - Đại Việt - Việt Nam, gắn chặt với khát vọng
một nền hòa bình chân chính để xây dựng một đất nước giàu mạnh,
cường thịnh.
Từ môi trường sống của người Việt Nam, nhiều nhà nghiên
cứu cho rằng, do gắn liền với "văn hóa lúa nước" mà người Việt Nam
sống ôn nhu, bình thản, có phần sâu kín khi trời yên biển lặng và chỉ
trở nên quyết liệt, mạnh mẽ khi đất nước nguy nan. Cuộc sống nông
nghiệp lúa nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố: khí hậu, thời tiết - nắng
mưa, giống má, thời vụ, sâu bệnh... khiến cư dân nơi đây phải xử lý
thỏa đáng các mối quan hệ trên, và chính điều đó, theo thời gian, dẫn
đến tư duy biện chứng và lối sống ôn hòa, hài hòa: hài hòa với con
người, với xã hội, với tự nhiên, với lân bang và bạn bè trên thế giới.
Chính vì thế, như một lôgích của thực tiễn, càng phải chống xâm lược
nhiều, phải đối phó với các thế lực hung hăng khét tiếng, con người
Việt Nam, dân tộc Việt Nam càng tha thiết với nền hòa bình - nhưng
phải là một nền hòa bình chân chính, hòa bình trong "độc lập tự do".
Từ lịch sử nhiều giông bão, trải qua hàng nghìn năm, đã bồi đắp, hun
đúc nên bản sắc, nền văn hóa Việt Nam trọng hòa bình, chuộng nhân
nghĩa...
Mỗi thời, mỗi triều đại, thậm chí mỗi người đứng đầu đất
nước, có cách giải quyết quan hệ chiến tranh và hòa bình khác nhau.
Nhưng tất thảy đều muốn đẩy lùi hoặc thủ tiêu nguy cơ chiến tranh,
sớm kết thúc chiến tranh cho đất nước yên bình, thiết lập nền hòa bình