Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược vào đầu
thế kỷ XV, dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi và triều đình nhà Lê - một nhà
nước ra đời từ thắng lợi của khởi nghĩa chống ách ngoại bang, tư
tưởng về độc lập, chủ quyền được phát huy cao độ. Lê Lợi thường
xuyên nhắc nhở nghĩa quân tăng cường sức mạnh đoàn kết, chiến đấu
hy sinh vì quê hương, đất nước, như đã tuyên trong Hội thề Lũng Nhai
(1416): "Ta cùng các ngươi nghĩa như cha con, mong hết một lòng thu
lại bờ cõi"
9
. Thời Lê - Trịnh, Mạc, trong khoảng 250 năm (nửa đầu thế
kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII), do nhiều nguyên nhân, nhất là với
chính sách đối ngoại - đối nội quân sự mềm dẻo của các bậc vua, chúa
đương thời, nước Việt Nam giữ được biên cương và không xảy ra họa
chiến tranh xâm lược.
Tương tự như khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo đã chuyển
thành chiến tranh giải phóng, khởi nghĩa nông dân Tây Sơn vào cuối thế kỷ
XVIII cũng phát triển lên thành phong trào dân tộc, thành cuộc chiến tranh
giải phóng khi vươn lên làm nhiệm vụ chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc
lập tự chủ của đất nước: chống quân Xiêm ở phía Nam và chống quân
Thanh ở phía Bắc. Cả hai cuộc chiến tranh đều mang tính nhân dân sâu sắc.
Trước hết và tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam đến lúc đó, là tinh thần tự tôn
dân tộc, ý thức kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền, bảo vệ văn hóa Đại
Việt của lãnh tụ khởi nghĩa, cũng là người đứng đầu đất nước sau đó,
Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ.
Từ giữa thế kỷ XIX, nhân dân Việt Nam phải đương đầu với cuộc
xâm lược của kẻ thù hoàn toàn mới, hoàn toàn khác trước - một đế quốc
phương Tây, hơn hẳn Việt Nam về tiềm lực kinh tế và quân sự, đặc biệt về
khoa học kỹ thuật, đó là thực dân Pháp. Nhà Nguyễn không những không
dựa vào dân để phát động, tổ chức kháng chiến, mà còn có những hành
động ngăn cản nhân dân kháng chiến và để mất nước.
Vào giữa thế kỷ XX, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí
Minh lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa giành lại độc lập tự do và liền theo đó