và dân Việt Nam đủ sức đương đầu và đánh thắng các bước leo thang
chiến tranh của đối phương. Thực tế lịch sử cũng đã chỉ ra rằng, độc
lập tự chủ, tự lực, tự cường, "đem sức ta mà tự giải phóng cho ta" kết
hợp với đoàn kết quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè là hai mặt
thống nhất không tách rời nhau trong tư tưởng và trong đường lối
chiến lược nhất quán của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trên cơ sở
tư tưởng và chiến lược đúng đắn, ông tin vào sức mạnh của lòng yêu
nước luôn tiềm tàng và cháy bỏng trong mọi người Việt Nam, Đảng và
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra và chỉ đạo thực hiện thành công đường
lối kháng chiến toàn dân, đường lối chiến tranh nhân dân, mà cốt lõi là
những nội dung: toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là
chính; đồng thời, tăng cường đoàn kết với quân và dân hai dân tộc
Lào, Campuchia, đoàn kết và tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế.
Nhìn chung, các phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân là
một thể thống nhất, có quan hệ hữu cơ, các mặt, các nội dung trong
từng phương châm là mối quan hệ biện chứng. Từ nhận thức có phần
đơn giản, chưa hoàn chỉnh thời cổ, trung đại, đến thời hiện đại, tư
tưởng về phương thức chiến tranh nhân dân phát triển lên một đỉnh
cao mới. Trong đó, những tư tưởng cơ bản kháng chiến toàn dân, toàn
diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính ngày càng được khẳng định,
đi vào chiều sâu cả về tính chất và hình thức thể hiện. Đó là kết hợp
đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, chiến tranh cách mạng với
khởi nghĩa vũ trang, kết hợp các chiến trường, các vùng chiến lược,
kết hợp tiêu diệt địch với giành và giữ quyền làm chủ của nhân dân...
II- NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ TRONG CHIẾN TRANH NHÂN DÂN VIỆT NAM