LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 5 - Trang 135

là lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều. Như vậy, lấy ít địch nhiều, lấy
nhỏ thắng lớn với tư tưởng tiến công thì phải đánh bằng mưu kế, dựa
vào "thế", "thời" giành thắng lớn. Nghệ thuật tạo thế, tạo lực được
nâng lên trình độ mới, nhảy vọt trong thời đại mới.

1. Tư tưởng chỉ đạo nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc

Trong tất cả các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ

Tổ quốc của quân và dân Việt Nam, tương quan lực lượng nghiêng
lệch về phía đối phương, nhất là giai đoạn đầu cuộc chiến, sự chênh
lệch về tiềm lực và sức mạnh kinh tế - quân sự, về số lượng vũ khí
trang bị, về trình độ khoa học - kỹ thuật... lại càng rõ. Để đương đầu
và đánh thắng quân xâm lược lớn mạnh hơn, từ rất sớm, dân tộc Việt
Nam đã nhận thức rõ không thể chỉ lấy lực lượng vũ trang thường
trực, mà phải huy động tất cả sức mạnh tinh thần, vật chất của dân tộc,
của toàn dân để đánh giặc.

Ở các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê, lực lượng vũ

trang của dân tộc Việt Nam đã gồm nhiều thứ quân. Tuy ở mỗi thời có
khác nhau về tên gọi và tổ chức, nhưng đều có quân tập trung của triều
đình, quân ở các địa phương (do chính quyền địa phương hoặc các
vương hầu tổ chức, quản lý đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của triều
đình) và dân binh (thổ binh, hương binh). Quân tập trung của triều
đình làm nhiệm vụ cơ động trong cả nước. Quân các địa phương có
trách nhiệm giữ các lộ, các huyện và các thành quan trọng. Dân binh
là lực lượng chiến đấu tại chỗ bảo vệ quê hương, làng xã. Với cách tổ
chức lực lượng vũ trang như vậy, trong kháng chiến, dân tộc Việt Nam
vừa thực hiện đánh phân tán, vừa đánh tập trung, vừa đánh nhỏ, vừa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.