đánh lớn. Từ việc khéo vận dụng các hình thức tác chiến như vậy, dân
tộc Việt Nam có thể huy động, tập hợp, phát huy được lực lượng, sức
mạnh to lớn của toàn dân, của lực lượng vũ trang đánh và thắng địch.
Cách đánh nhỏ, cơ động, linh hoạt, đánh vận động luôn có vai
trò và hiệu quả to lớn trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của
dân tộc Việt Nam. Triệu Quang Phục dùng cách đánh đột xuất ra cướp
lương thực, cầm cự lâu ngày, làm cho quân giặc mệt mỏi, trong 3-4
năm không hề đại diện chiến đấu đã làm cho quân Lương vô cùng
khốn đốn, sức cùng, chí nản. Trong ba lần chống quân Mông -Nguyên
thời Trần, dân binh và dân chúng đã góp phần rất quan trọng khiến
quân địch mệt mỏi, hao mòn, khốn đốn, sa sút, suy giảm sức chiến
đấu. Thời Lê, lúc bao vây địch ở Nghệ An, lúc tiến sâu vào giải phóng
Tân Bình, Thuận Hoá, lúc ra sát Thăng Long (Đông Quan) làm nên
các chiến thắng Cổ Lãm, Tốt Động, Chúc Động, Ninh Kiều, tiêu diệt
hàng chục vạn quân địch. Cuối cùng, đại quân Lam Sơn kéo ra vây
chặt Đông Quan, đánh tan hai đạo viện binh của Liễu Thăng, Mộc
Thành, buộc Vương Thông phải làm lễ thề xin hoà (thực chất là đầu
hàng), rút quân về nước, chấm dứt 20 năm nhà Minh xâm lược và đô
hộ Đại Việt.
Quân chủ lực, ngoài việc phân tán đánh nhỏ do tình thế hoặc nhằm
dìu dắt quân địa phương, tạo cơ sở chính trị hoặc đất đứng chân cho địa
phương, còn đánh tập trung, có cả chiến dịch lớn, chiến dịch quyết chiến
chiến lược, chiến cuộc. Thời trung đại như các trận chiến Bạch Đằng, Như
Nguyệt, Chương Dương, Hàm Tử, Tốt Động, Chúc Động, Chi Lăng -
Xương Giang, Rạch Gầm - Xoài Mút, Ngọc Hồi - Khương Thượng - Đống
Đa; thời hiện đại như các chiến dịch: Biên giới, Điện Biên Phủ. Riêng trong
Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, quân và dân Việt Nam thực
hiện ba đòn tiến công chiến lược: đòn thứ nhất là chiến dịch Tây Nguyên;
đòn thứ hai gồm các chiến dịch tiến công Trị - Thiên, Nam - Ngãi và Đà
Nẵng; đòn tiến công chiến lược thứ ba là Chiến dịch Hồ Chí Minh
34
... Cách
đánh tập trung của lực lượng vũ trang mang nhiều nét độc đáo, đặc sắc, phù