minh hùng hồn, tập trung bước phát triển mới của tinh thần dân tộc
Việt Nam. Tinh thần và ý chí đó là sản phẩm của một quá trình lịch sử
lâu dài, kết tinh của nền văn minh sông Hồng trong thời đại dựng nước
và trước thảm họa mất nước, nó bùng lên thành sức mạnh quật khởi
của nhân dân. Hai Bà Trưng đã để lại tấm gương bất khuất cho muôn
đời sau.
Tiếp nối truyền thống Hai Bà Trưng, năm 248, Triệu Thị Trinh
lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa ở Cửu Chân (vùng Thanh Hóa). Cuộc
khởi nghĩa lan rộng vào Cửu Đức Nhật Nam và ra tận Giao Chỉ, khiến
cho "toàn thể Giao Châu chấn động, thứ sử Giao Châu mất tích". Các
thế hệ người Việt Nam luôn truyền nhau câu nói nổi tiếng đầy khí
phách tương truyền là của Bà Triệu phát ra từ núi Nưa: "Tôi muốn
cưỡi cơn gió mạnh đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông,
đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ tôi không
chịu khom lưng làm tỳ thiếp người ta". Đây là cuộc khởi nghĩa tiêu
biểu, mạnh nhất và rộng lớn nhất và "là đỉnh cao của phong trào nhân
dân thế kỷ II-III, nổ ra ngày trong thời kỳ mà bọn đô hộ có lực lượng
hùng mạnh, đã củng cố được ách thống trị trên đất nước Việt Nam và
đang đẩy mạnh dã tâm đồng hóa của chúng"
1
. Khởi nghĩa Bà Triệu
thất bại, nhưng hình ảnh của người con gái kiên trinh bất khuất, người
phụ nữ anh hùng dân tộc siêu việt quyết nối chí Bà Trưng "giành lại
giang sơn, cởi ách nô lệ" vẫn muôn thuở không phai mờ trong tâm trí
người Việt Nam.
Các cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và Bà Triệu là sự phản chiếu của
một giai đoạn quan trọng trong quá trình hình thành các giá trị dân tộc, đặc
biệt là biểu trưng cho khí phách dân tộc, cho tư tưởng, ý chí quật cường,
quyết tâm đánh giặc, giành độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam. Hình ảnh
của các bà lẫm liệt, hiên ngang trên mình voi chiến, chỉ huy nghĩa quân
đánh giặc đã trở thành một biểu tượng chính trị - văn hóa trong tâm trí
người Việt Nam, biểu tượng của tinh thần yêu nước, của khát vọng độc lập