LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 5 - Trang 155

lãnh tụ tối cao của nghĩa quân đã nhận thấy không thể thắng lợi nhanh
chóng trước quân Minh hùng mạnh, mà phải tiến hành một cuộc chiến
tranh lâu dài, gian khổ. Vì vậy, Lê Lợi cho rằng, công tác xây dựng
căn cứ địa, xây dựng đất đứng chân là hết sức bức thiết, đặt lên hàng
đầu và có tính quyết định thành bại của cuộc đấu tranh. Căn cứ Lam
Sơn đã được chú ý xây dựng từ buổi đầu nhen nhóm phong trào khởi
nghĩa. Căn cứ Lam Sơn hội đủ các yếu tố nhân hòa, địa lợi. Không chỉ
nơi đây là quê hương của vị thủ lĩnh, mà chủ yếu Lê Lợi rất có uy tín
trong vùng và được nhân dân địa phương hết lòng hưởng ứng. Cuối
thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV, Lam Sơn là một vùng rừng núi rậm rạp.
Làng ở Loại Sơn là nơi khai hoang lập ấp của ông tổ ba đời của Lê
Lợi. Trải qua các đời ông nội là Lê Đinh, rồi cha là Lê Khoáng, cơ
nghiệp dòng họ Lê đã phát triển, con cháu ngày càng đông, tôi tớ ngày
càng nhiều. Người dân Lam Sơn ngày một đông đúc với nhiều nghề cổ
truyền như nghề nông, nghề đánh cá, nghề rừng. Xung quanh Lam
Sơn thời kỳ này đã có nhiều xóm làng thuộc huyện Lương Giang và
huyện Cổ Lôi, cũng là những nơi gia tộc Lê Lợi có quan hệ họ hàng,
bạn bè gắn bó. Đó là quê hương của nhiều tướng lĩnh đã từng tham gia
Hội thề Lũng Nhai với Lê Lợi...

Địa thế miền thượng du Thanh Hóa rất hiểm trở, nhân dân địa

phương hết lòng giúp đỡ nghĩa quân Lam Sơn. Đó là căn cứ và khu
vực hoạt động rất thuận lợi cho nghĩa quân Lam Sơn trong buổi đầu
của cuộc khởi nghĩa, khi lực lượng còn non yếu. Dựa vào dân, dựa vào
địa thế của núi rừng, nghĩa quân đã chống trả thành công nhiều cuộc
vây quét lớn của địch, đã tiêu hao một phần sinh lực quân Minh và khi
cần thiết có thể rút lui để bảo toàn lực lượng. Tuy nhiên, đến năm
1423, khi nghĩa quân đã phát triển đến mức độ nhất định, thì địa bàn
hoạt động ở miền thượng du Thanh Hóa trở nên chật hẹp. Lê Lợi nhận
thấy nếu tiếp tục bán trụ ở vùng rừng núi sẽ hạn chế việc phát triển lực
lượng, không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ lớn lao của nghĩa quân.
Nếu tiến xuống trung du và đồng bằng đông dân nhiều của thì có thể

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.