giải quyết được vấn đề cung cấp lương thực, đồng thời việc phát triển
lực lượng cũng thuận lợi hơn. Qua thực tiễn của cuộc chiến đấu bằng
kinh nghiệm của bản thân, Lê Lợi, Nguyễn Trãi và các tướng lĩnh Lam
Sơn nhận thức được điều đó và hoàn toàn nhất trí với kế hoạch sáng
suốt của tướng Nguyễn Chích: Tiến quân vào Nghệ An để xây dựng
đất đứng chân, xây dựng căn cứ địa mới, mở rộng địa bàn, đẩy mạnh
cuộc chiến đấu chống quân thù.
Vào nửa cuối kỷ XVIII, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn ban đầu xây
dựng căn cứ địa ở vùng Tây Sơn Thượng đạo và Tây Sơn Hạ đạo, dựa
vào sự ủng hộ nhiệt tình của đồng bào các dân tộc vùng quê hương
của anh em Nguyễn Nhạc để xây dựng căn cứ, rồi phát triển mở rộng
xuống miền xuôi, giải phóng vùng đồng bằng, chiếm thành Quy Nhơn.
Chỉ hai năm sau, đến năm 1773, quân Tây Sơn đã giải phóng được
nhiều vùng và cả một dải từ Bình Thuận đến Quảng Ngãi trở thành
căn cứ địa vững chắc của nghĩa quân. Từ đây nghĩa quân Tây Sơn có
điều kiện phát triển sang một giai đoạn mới: Tiến quân vào Nam đánh
bại thế lực họ Nguyễn, tiến quân ra Bắc tiêu diệt họ Trịnh, đặt cơ sở
thống nhất đất nước, đánh tan các đạo quân xâm lược Xiêm và Thanh,
bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Đặc điểm chung của tư tưởng về xây dựng căn cứ địa thời
phong kiến là đều dựa vào: Một là, cơ sở địa phương của thủ lĩnh
nghĩa quân, thường là nơi thủ lĩnh quân sự sinh ra, trưởng thành; hai
là, uy tín cá nhân của thủ lĩnh quân sự có tác động đến sự hưởng ứng
của quần chúng; ba là, từ một căn cứ địa, theo sự thành công quân sự
của nghĩa quân, càng ngày càng mở rộng. Đó cũng là những đặc điểm
phản ánh khá rõ tính chất tự phát quân sự của các lực lượng quân sự
thời phong kiến.
Bước sang thế kỷ XX, tư tưởng xây dựng căn cứ địa ở Việt Nam
càng hoàn chỉnh dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau
nhiều năm bôn ba khắp các châu lục để tìm đường giải phóng dân tộc khỏi