Xây dựng căn cứ địa, hậu phương về kinh tế trong điều kiện
chiến tranh không chỉ đơn thuần là phát triển kinh tế một chiều mà còn
phải có sự kết hợp tốt giữa hai mặt “xây" và "chống”, như Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã nói: “Phải bảo vệ và phát triển nền tảng kinh tế của ta;
đồng thời đấu tranh kinh tế với địch”
4
, làm cho kinh tế của ta không
ngừng lớn mạnh, kinh tế của địch không ngừng suy yếu”.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ, quán triệt quan điểm tư tưởng xây dựng căn cứ địa, hậu phương
về kinh tế, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra những chủ trương, chính
sách và biện pháp thích hợp nhằm khuyến khích phong trào tăng gia
sản xuất trong nhân dân; động viên sức người, sức của một cách hợp
lý; bảo đảm sự hài hòa giữa yêu cầu vừa chiến đấu, vừa lao động sản
xuất, đáp ứng được cả nhu cầu trước mắt và bồi dưỡng sức dân để
kháng chiến trường kỳ. Đi đôi với việc phát triển sản xuất, phải
thường xuyên thực hành tiết kiệm. Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã
kịp thời có những chủ trương đúng đắn và kiên quyết để đấu tranh có
hiệu quả với âm mưu bao vây, cấm vận về kinh tế của kẻ thù; vừa bảo
vệ được các hoạt động xây dựng kinh tế của ta, vừa hạn chế và vô hiệu
hóa được các hoạt động phá hoại kinh tế của địch.
Về văn hóa, xã hội, cùng với xây dựng căn cứ địa, hậu phương
về chính trị, quân sự và kinh tế, thì xây dựng căn cứ địa, hậu phương
về văn hóa, xã hội cũng là một nội dung quan trọng góp phần làm cho
các nội dung tư tưởng nêu trên được hiện thực hóa một cách có hiệu
quả và bền vững; làm cho căn cứ địa, hậu phương vững chắc hơn. Văn
hóa mà chúng ta chủ trương xây dựng, đó là một nền văn hóa gắn liền
với kháng chiến, phục vụ kháng chiến, phục vụ đời sống của các tầng
lớp nhân dân, do đó "văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận"
5
.
Xây dựng căn cứ địa, hậu phương về văn hóa cũng đồng nghĩa
với việc quét sạch tàn tích văn hóa ngu dân và những tệ nạn xã hội do
địch để lại, xây dựng nền văn hóa cách mạng theo phương châm "dân