Sau cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thắng lợi,
nhiệm vụ bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ chính quyền dân chủ
cộng hòa non trẻ đã được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức coi
trọng. Trong bản Tuyên ngôn độc lập công bố trước quốc dân ngày 2-
9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Nước Việt Nam có
quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc
lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực
lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy"
25
. Sự
nghiệp quốc phòng từ đó được Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sát
sao với một hệ thống quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đúng đắn, sáng tạo,
được hình thành và từng bước hoàn chỉnh trong đấu tranh chống đế
quốc và các thế lực phản động.
Hệ thống quan điểm - tư tưởng đó là xây dựng nền quốc phòng
toàn dân, toàn diện, hiện đại, liên minh phù hợp với điều kiện cụ thể
của đất nước, đồng thời kế thừa và phát huy tư tưởng, truyền thống
quân sự, quốc phòng của dân tộc.
a) Quan điểm quốc phòng toàn dân
Quan điểm quốc phòng toàn dân phản ánh nét độc đáo về chủ
trương và biện pháp xây dựng nền quốc phòng của Đảng và Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Đây là quan điểm được đúc kết từ lịch sử đấu tranh
dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, một dân tộc nhỏ luôn
phải đương đầu với kẻ thù xâm lược lớn mạnh hơn mình. Cuộc đấu
tranh đó sở dĩ giành được thắng lợi vẻ vang là do sức mạnh của tinh
thần dân tộc, lòng yêu nước nồng nàn và nền tảng đại đoàn kết toàn
dân của nhân dân Việt Nam.
Trong lịch sử đấu tranh giữ nước, các thế hệ người Việt rất coi trọng
xây dựng tiềm lực giữ nước với những chính sách tiến bộ như "tận dân vi
binh", "bách tinh giai binh", “toàn dân là lính", "dĩ dân vi bản", "cả nước
chung sức”, "cử quốc nghênh địch"... nên các triều đại Lý, Trần, Lê Sơ...đã